[Vật lí 12] Bài tập về phương pháp đếm xung

H

hoilo111

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một hạt bụi có khối lượng 1,8.10-8gam phóng xạ hạt α đặt cách một màn huỳnh quang 1cm.Màn có diện tích 0,03 cm2. Khi một hạt α đập vào màn thì xuất hiện một chấm sáng.Biết chu kì bán rã của Ra226 là 1590 năm (1 năm=365 ngày) và NA = 6,022.1023 mol-1Hỏi sau 1 phút có bao nhiêu chấm sáng trên màn
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.vatli

Chào em!
Bài em hỏi có thể giải như sau:
Ta có phương trình phóng xạ:
[TEX]_{226}^{88}\textrm{Ra} \to _{4}^{2}\textrm{He}+_{222}^{86}\textrm{Rn}[/TEX]
Số hạt nhân Ra tại thời điểm ban đầu:
[TEX]N_0=\frac{m_0}{M_{Ra}}.N_A=\frac{1,8.10^{-8}}{226}.N_A[/TEX]
Sau 1phút số hạt nhân bị phân rã là: [TEX]\Delta N=N_0(1-2^{-t/T})[/TEX]
Số hạt nhân Ra bị phân rã cũng chính là số hạt He tạo thành hay số chấm sáng phát ra mọi phương
KHi coi gần đúng ta có:
[TEX]\frac{S'}{S}=\frac{\Delta N'}{\Delta N}[/TEX]
Trong đó: S' là diện tích màn; [TEX]S=4\pi R^2[/TEX]; (R=1cm ) là diện tích hình cầu bán kính R=1cm; [TEX]\Delta N'[/TEX] là số chấm sáng đếm được trên màn
 
N

n0vem13er

em thấy còn một cách nữa thầy ạ là dùng độ phóng xạ H, vì độ phóng xạ cũng là số phóng xạ/giây mà :)
 
Top Bottom