[Vật Lí 12] Bài tập về động tắt dần

P

peto_cn94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

mn cho mình hỏi bài này
cllx nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m=100g+ 1 lò xo có độ cứng k=10N/m. hệ số ma sát của vật với mặt sàn là 0,1. đưa vật tới vị trí lò xo nén rồi thả nhẹ. vật đạt vận tốc cực đại lần đầu tiên tại vị trí O1 là v1=60 cm/s. tính quảng đường vật đi được đến khi dừng lại.
đáp án : 24
cho mình hỏi thêm là khi nào thì được áp dụng ct tính quảng đường vật đi được đến khi dừng lại:
[TEX]S=\frac{kA_0^2}{2F}[/TEX]
 
S

songtu009

Muốn tính quãng đường vật đi cho đến khi dừng lại, ta có thể áp dụng bảo toàn năng lượng. [TEX]K\frac{A^2}{2} = F_{ms}S[/TEX]

Muốn tìm biên độ ban đầu, ta cũng áp dụng bảo toàn năng lượng cho vị trí [TEX]O_1[/TEX]

[TEX]K\frac{A^2}{2} = \frac{Kx^2}{2} + \frac{mv^2}{2}+ F_{ms}.x[/TEX]

Ta tìm x. [TEX]x[/TEX] chính là li độ tại vị trí có vận tốc cực đại. Đó là vị trí mà vận tốc không còn có thể tăng được nữa ( a = 0). [TEX]a = 0[/TEX] khi hợp lực bằng 0.

Hợp lực bao gồm [TEX]F = F_{dh} - F_{ms} = Kx - N.\mu[/TEX] Vậy tìm được x. Thay ngược lên trên.

- Hi vọng là bạn đừng dùng công thức một cách máy móc. [TEX]S=\frac{kA_0^2}{2F} \Leftrightarrow \frac{KA^2}{2} = F.S[/TEX] Công thức này là dùng định luật bảo toàn năng lượng. Nếu năng lượng của dao động chỉ bị mất đi do ma sát thì công thức trên luôn đúng. Nếu nó không những mất do ma sát mà còn do va chạm....thì cần xét lại.
 
P

peto_cn94

Muốn tính quãng đường vật đi cho đến khi dừng lại, ta có thể áp dụng bảo toàn năng lượng. [TEX]K\frac{A^2}{2} = F_{ms}S[/TEX]

Muốn tìm biên độ ban đầu, ta cũng áp dụng bảo toàn năng lượng cho vị trí [TEX]O_1[/TEX]

[TEX]K\frac{A^2}{2} = \frac{Kx^2}{2} + \frac{mv^2}{2}+ F_{ms}.x[/TEX]

Ta tìm x. [TEX]x[/TEX] chính là li độ tại vị trí có vận tốc cực đại. Đó là vị trí mà vận tốc không còn có thể tăng được nữa ( a = 0). [TEX]a = 0[/TEX] khi hợp lực bằng 0.

Hợp lực bao gồm [TEX]F = F_{dh} - F_{ms} = Kx - N.\mu[/TEX] Vậy tìm được x. Thay ngược lên trên.

- Hi vọng là bạn đừng dùng công thức một cách máy móc. [TEX]S=\frac{kA_0^2}{2F} \Leftrightarrow \frac{KA^2}{2} = F.S[/TEX] Công thức này là dùng định luật bảo toàn năng lượng. Nếu năng lượng của dao động chỉ bị mất đi do ma sát thì công thức trên luôn đúng. Nếu nó không những mất do ma sát mà còn do va chạm....thì cần xét lại.
như vậy là như bài này thì có thể áp dụng được hả bạn. rồi theo như bạn làm thì A=6 nhưng như thế lại không được kết quả đúng :( bạn coi lại giúp mình
 
D

duynhan1

mn cho mình hỏi bài này
cllx nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m=100g+ 1 lò xo có độ cứng k=10N/m. hệ số ma sát của vật với mặt sàn là 0,1. đưa vật tới vị trí lò xo nén rồi thả nhẹ. vật đạt vận tốc cực đại lần đầu tiên tại vị trí O1 là v1=60 cm/s. tính quảng đường vật đi được đến khi dừng lại.
đáp án : 24
cho mình hỏi thêm là khi nào thì được áp dụng ct tính quảng đường vật đi được đến khi dừng lại:
[TEX]S=\frac{kA_0^2}{2F}[/TEX]

- Công thức đúng của nó, dựa bảo toàn năng lượng sẽ là: $$\frac12 kA_o^2 = \frac12 kx_o^2 + F.s$$
Trong đó:
+ $\frac12 kA_o^2$ là năng lượng ban đầu của vật, tùy bài toán thì có thể biến đổi linh hoạt thành các đại lượng: $\frac12mv_o^2$...
+ $x_o$ là vị trí vật dừng lại, chú ý là trong dao động tắt dần, vật không nhất thiết phải dừng lại tại VTCB.​
$ \bullet$ Vị trí vật dừng lại khi LỰC ĐÀN HỒI của lò xo không thắng nổi LỰC MA SÁT CỰC ĐẠI
khi đó thì ta có: $k. x_o \le F_{msCD} \Leftrightarrow \boxed{ x_o \le \frac{F_{msCD}}{k} = \frac{mg \mu }{k}}$​

Công thức của bạn được xài khi mà $x_o$ nhỏ so với A, ta thường gặp trong các bài toán tắt dần chậm, tức là: $\frac{mg \mu}{k}$ rất nhỏ so với BIÊN ĐỘ ban đầu.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom