[Vật lí 12] Bài tập Về các lực tác dụng vào CLLX

F

ftuk51

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhờ các bạn giải đáp hộ mình các lực tác dụng vào CLLX trong một số trường hợp :

+ Con lắc nằm ngang : Lực tác dụng là lực hồi phục ?

+ Con lắc thẳng đứng : Trường hợp buông nhẹ có phải là lực hồi phục hay không ? Trường hợp thường là lực đàn hồi ?
 
D

duynhan1

Nhờ các bạn giải đáp hộ mình các lực tác dụng vào CLLX trong một số trường hợp :

+ Con lắc nằm ngang : Lực tác dụng là lực hồi phục ?

+ Con lắc thẳng đứng : Trường hợp buông nhẹ có phải là lực hồi phục hay không ? Trường hợp thường là lực đàn hồi ?
Lực phục hồi là tổng hợp lực tác dụng vào vậy có tác dụng kéo vật nặng về vị trí cân bằng.

Trường hợp con lắc nằm ngang dao động không ma sát, lực phục hồi chính là lực đàn hồi của lò xo.
Trường hợp con lắc treo thẳng đứng, con lắc lò xo chịu tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi, hợp lực của 2 lực này là lực phục hồi.
Biểu thức tính lực phục hồi:
[TEX]F=-k.x [/TEX], dấu trừ cho thấy lực luôn hướng về vị trí cân bằng.
Biểu thức tính độ lớn lực đàn hồi, con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định.
[TEX]F =k ( \Delta l_o + x) = mg + kx [/TEX]
 
F

ftuk51

Phân tích hộ mình bài này luôn nhé ^^

065c67a0dded807861de99047cc82db6_36210487.123.bmp
 
D

duynhan1

Phân tích hộ mình bài này luôn nhé ^^

065c67a0dded807861de99047cc82db6_36210487.123.bmp
Ta có:
Tại vị trí biên ta có:
[TEX]\vec{F} + \vec{P} + \vec{F_{dh}} = 0[/TEX]
Do [TEX]\vec{F}[/TEX] cùng chiều [TEX]\vec{P}[/TEX] và ngược chiều với [TEX]\vec{F_{dh}}[/TEX] nên ta có:
[TEX]F = F_{dh} - {P} = k ( \Delta l_o + A) - mg[/TEX]
Hơn nữa tại vị trí cân bằng thì ta có:
[TEX]k \Delta l_o = mg [/TEX]
Do đó ta có:
[TEX]\red F = k A[/TEX], nếu không nhớ các bước chứng minh bạn nhớ cái này thôi cũng được :p
[TEX]F = k A = m \omega^2 A = 0,8(N)[/TEX]
bạn nhớ đổi đơn vị m ra kg và A ra mét nhé.
 
T

tre_em_may_trang

Vì khi thả nhẹ vật nên vận tốc bằng 0. Vì vậy biên độ dao động của vật là 5 cm.
w=4pi. vậy lực dùng để kéo vật khi vật chuẩn bị dao động chính là hợp lực tại vị trí biên lúc thả vật.
=>> F=m.a (amax)=m.w.A=0,1.(4pi)^2 . 5(cm)=80(N/cm)=0,8(N/m)
 
F

ftuk51

Còn về phân biệt các lực : Lực kéo cực đại, lực nén cực đại ?

Khi nào chúng xuất hiện ? Trường hợp nào ?

Do lớp 10 Lý mình học không tốt lắm nên phần này khá yếu ^^
 
T

tre_em_may_trang

Còn về phân biệt các lực : Lực kéo cực đại, lực nén cực đại ?

Khi nào chúng xuất hiện ? Trường hợp nào ?

Do lớp 10 Lý mình học không tốt lắm nên phần này khá yếu ^^
Lực đàn hồi thì Do lò xo biến dạng mà sinh ra. Nếu bạn hỏi là lực kéo với lực nén thì chỉ có lực đàn hồi thôi .
Lực kéo cực đại là lực đàn hồi cực đại khi lò xo giãn dài nhất :
Lực nén cực đại khi mà lò xo nén cực đại.
THíe thôi:D
 
F

ftuk51

Lực đàn hồi thì Do lò xo biến dạng mà sinh ra. Nếu bạn hỏi là lực kéo với lực nén thì chỉ có lực đàn hồi thôi .
Lực kéo cực đại là lực đàn hồi cực đại khi lò xo giãn dài nhất :
Lực nén cực đại khi mà lò xo nén cực đại.
THíe thôi:D

Nén cực đại, cái này khó hiểu, tại sao chỉ xuất hiện khi lò xo luôn bị giãn ? Còn lực kéo cực đại trùng với lực đàn hồi max à ?

Có thể cho mình 1 ví dụ điển hình phân biệt 2 lực này được không ?
 
Top Bottom