[Vật lí 12] Bài tập truyền tải điện + cơ

B

bigzero93229

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Một máy phát điện xoay chiều ba pha có các cuộn dây của phần ứng được mắc theo kiểu hình sao, tải tiêu thụ điện là ba bóng đèn giống hệt nhau. Khi máy phát hoạt động ổn định, nếu tải tiêu thụ điện chuyển từ cách mắc hình sao sang cách mắc tam giác thì nhận định nào sau đây là đúng.
A. Công suất tiêu thụ của tải tăng 9 lần
B. Công suất tiêu thụ của tải tăng 3 lần
C. Công suất tiêu thụ của tải tăng căn 3 lần
D. Công suất tiêu thụ của tải không đổi

2.Con lắc đơn chỉ dao động điều hòa trong chân không khi biên độ góc dao động là góc nhỏ vì khi đó:
A. Sự thay đổi độ cao trong quá trình dao động không đáng kể
B. Quỹ đạo của con lắc có thể xem như đoạn thẳng
C. Lực kéo về tỉ lệ với li độ
D. Lực cản của môi trường nhỏ, dao động được duy trì.

3.Trên một sợi dây đàn hồi đang xảy ra sóng dừng, hai điểm riêng biệt trên dây tại một thời điểm không thể:
A. Dao động ngược pha
B. Đứng yên
C. Dao động lệch pha nhau pi/2
D. Dao động cùng pha (nguyên văn đề thi thử)

4. Để đo chu kỳ bán rã của chất phóng xạ, người ta dùng máy đếm xung. Bắt đầu đếm từ t=0 đến t1=2h, máy đếm đuợc X1 xung, đến t2= 3h máy đếm được X2 = 2,3X1. Chu kỳ của chất phóng xạ đó là:
A. 4h 12 phút 3s B. 4h 2phút 33s C. 4h 30 phút 9s D. 4h 42 phút 33s
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

1.Một máy phát điện xoay chiều ba pha có các cuộn dây của phần ứng được mắc theo kiểu hình sao, tải tiêu thụ điện là ba bóng đèn giống hệt nhau. Khi máy phát hoạt động ổn định, nếu tải tiêu thụ điện chuyển từ cách mắc hình sao sang cách mắc tam giác thì nhận định nào sau đây là đúng.
A. Công suất tiêu thụ của tải tăng 9 lần
B. Công suất tiêu thụ của tải tăng 3 lần
C. Công suất tiêu thụ của tải tăng căn 3 lần
D. Công suất tiêu thụ của tải không đổi

2.Con lắc đơn chỉ dao động điều hòa trong chân không khi biên độ góc dao động là góc nhỏ vì khi đó:
A. Sự thay đổi độ cao trong quá trình dao động không đáng kể
B. Quỹ đạo của con lắc có thể xem như đoạn thẳng
C. Lực kéo về tỉ lệ với li độ
D. Lực cản của môi trường nhỏ, dao động được duy trì.

Câu 1:

Ban đầu

[TEX]U_{day}=\sqrt{3}U_{tai}=\sqrt{3}U_{tieuthu}[/TEX]

Sau đó

[TEX]U_{day}=\sqrt{3}U_{tai}=U_{tieuthu}[/TEX]

U tăng căn 3 lần nên P tăng 3 lần

Câu 2:

Hic, nhớ ngày xưa thầy có nói, biên độ góc nhỏ để áp dụng các công thức gần đúng
 
N

nhoc_maruko9x

Câu 2 là đáp án B đó. Một vật dao động điều hoà chỉ khi quỹ đạo là đường thẳng. Còn dao động tuần hoàn thì mới được có quỹ đạo không thẳng.
 
Top Bottom