[Vật Lí 12] Bài tập Điện xoay chiều-trắc nghiệm

A

a_m

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 Dòng điện AC được ứng dụng rộng rãi hơn dòng DC, vì:
A. Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo, tạo ra dòng điện có công suất điện lớn và có thể biến đổi dễ dàng thành dòng điện DC bằng phương pháp chỉnh lưu.
B. Có thể truyền tải đi xa dễ dàng nhờ máy biến thế, hao phí điện năng truyền tải thấp.
C. Có thể tạo ra dòng AC ba pha tiết kiệm được dây dẫn và tạo được từ trường quay.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2 Giá trị: đo của vônkế và ampekế xoay chiều chỉ:
A. Giá trị: tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị: trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị: cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị: hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 3 Trong các loại ampekế sau, loại nào không đo được cường dộ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều?
A. Ampe kế nhiệt. B. Ampe kế từ điện.
C. Ampe kế điện từ. D. Ampe kế điện động.
Câu 4 Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu diện thế xoay chiều có giá trị: hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ bằng 1A thì tần số của dòng điện phải bằng:
A. 25Hz B. 100Hz C. 12,5Hz D. 400Hz
Câu 5 Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:
A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.
B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.
C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.
D. Dòng điện dao động điều hoà.
Câu 6 Chọn phát biểu sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất :
A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất.
B. Hệ số công suất càng lớn thì khi U,I không đổi công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.
C. Hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.
D. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.
Câu 7 Chọn phát biểu đúng về vôn kế và ampekế
A. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 8 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây?
A. Khi cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở R và qua đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với một tụ C là như nhau thì công suất tiêu thụ trên cả hai đoạn mạch giống nhau.
B. Trong mạch RC điện năng chỉ tiêu thụ trên điện trở R mà không tiêu thụ trên tụ điện..
C. Tụ điện không cho dòng xoay chiềi đi qua.
D. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động cưỡng bức.
Câu 9 Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải:
A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C.
B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C.
C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L.
D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L.
 
Y

yo_ko_khoc_nhe_9x

1)a
2)d
3)a
4)c
5)b
6)a
7)b
8)d
9)c
nếu sai thì đừng cười nha mình cũng ko giỏi lý lắm
 
C

cry_cry_love

Câu 1 Dòng điện AC được ứng dụng rộng rãi hơn dòng DC, vì:
A. Thiết bị đơn giản, dễ chế tạo, tạo ra dòng điện có công suất điện lớn và có thể biến đổi dễ dàng thành dòng điện DC bằng phương pháp chỉnh lưu.
B. Có thể truyền tải đi xa dễ dàng nhờ máy biến thế, hao phí điện năng truyền tải thấp.
C. Có thể tạo ra dòng AC ba pha tiết kiệm được dây dẫn và tạo được từ trường quay.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 2 Giá trị: đo của vônkế và ampekế xoay chiều chỉ:
A. Giá trị: tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị: trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị: cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị: hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 3 Trong các loại ampekế sau, loại nào không đo được cường dộ hiệu dụng của dòng điện xoay chiều?
A. Ampe kế nhiệt. B. Ampe kế từ điện.
C. Ampe kế điện từ. D. Ampe kế điện động.
Câu 4 Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu diện thế xoay chiều có giá trị: hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ bằng 1A thì tần số của dòng điện phải bằng:
A. 25Hz B. 100Hz C. 12,5Hz D. 400Hz
Câu 5 Chọn câu trả lời sai. Dòng điện xoay chiều là:
A. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng sin.
B. Dòng điện mà cường độ biến thiên theo dạng cos.
C. Dòng điện đổi chiều một cách tuần hoàn.
D. Dòng điện dao động điều hoà.
Trong thực tế có dòng điện biến thiên tuần hoàn nhưng không điều hòa nên không gọi là dòng điện xoay chiều, câu C sai.
Câu 6 Chọn phát biểu sai khi nói về ý nghĩa của hệ số công suất :
A. Để tăng hiệu quả sử dụng điện năng, chúng ta phải tìm cách nâng cao hệ số công suất.
B. Hệ số công suất càng lớn thì khi U,I không đổi công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.
C. Hệ số công suất càng lớn thì công suất tiêu thụ của mạch điện càng lớn.
D. Hệ số công suất càng lớn thì công suất hao phí của mạch điện càng lớn.
Câu 7 Chọn phát biểu đúng về vôn kế và ampekế
A. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: hiệu dụng của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
B. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: cực đại của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
C. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: trung bình của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
D. Giá trị: đo của vôn kế và ampe kế xoay chiều chỉ giá trị: tức thời của hiệu điện thế và cường độ dòng điện xoay chiều.
Câu 8 Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau đây?
A. Khi cường độ dòng điện qua đoạn mạch chỉ có điện trở R và qua đoạn mạch gồm điện trở R mắc nối tiếp với một tụ C là như nhau thì công suất tiêu thụ trên cả hai đoạn mạch giống nhau.
B. Trong mạch RC điện năng chỉ tiêu thụ trên điện trở R mà không tiêu thụ trên tụ điện..
C. Tụ điện không cho dòng xoay chiềi đi qua.
D. Dòng điện xoay chiều thực chất là một dao động cưỡng bức.
Dòng điện xoay chiều trong mạch là dòng điện dao động cưỡng bức, do hiệu điện thế xoay chiều đặt vào hai đầu mạch gây ra, và tần số của dòng điện là tần số cưỡng bức
Câu 9 Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải:
A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C.
B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C.
C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L.
D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L.
 
Last edited by a moderator:
A

anh2612

Cry làm đúng hêt rồi

Nhưng mình có thắc mắc nhỏ:

Cry cry có thế nói rõ cho mình biết ampe ke từ điện và ampeke điện từ khác nhau ở chõ nào ko

Cậu nói dc cho mình cấu tạo thì càng tốt

Cảm ơn cậu rất nhiều:)
 
P

pqnga

Câu 4 Đặt vào hai đầu một tụ điện một hiệu diện thế xoay chiều có giá trị: hiệu dụng U không đổi và tần số 50Hz thì cường độ hiệu dụng qua tụ là 4A. Để cường độ hiệu dụng qua tụ bằng 1A thì tần số của dòng điện phải bằng:
A. 25Hz B. 100Hz C. 12,5Hz D. 400Hz
[TEX]I_1 = \frac{U}{Z_{C_1}} = UC_1\omega_1 = 2\pi UC_1f_1[/TEX]
-->[TEX] C = \frac{I_1}{2\pi Uf_1}[/TEX]
tt với [TEX]I_2[/TEX] ta rút đc[TEX] f_2 = \frac{I_2f_1}{I_2} = 12. 5[/TEX]
 
H

harry18

Câu 9 Ở hai đầu một điện trở R có đặt một hiệu điện thế xoay chiều UAC một hiệu điện thế không đổi UDC Để dòng điện xoay chiều có thể qua điện trở và chặn không cho dòng điện không đổi qua nó ta phải:
A. Mắc song song với điện trở một tụ điện C.
B. Mắc nối tiếp với điện trở một tụ điện C.
C. Mắc song song với điện trở một cuộn thuần cảm L.
D. Mắc nối tiếp với điện trở một cuộn thuần cảm L.

Tụ điện có tác dụng ngăn dòng điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nên muốn cản trở dòng điện không đổi( tức là dòng 1 chiều) mà dòng điện xoay chiều có thể đi qua thì ta phải dùng tụ điện.
 
G

gacononline206

cho hỏi cái : cái tụ từ điện với cái tụ điện từ khác nhau ở đâu thế ?
 
Last edited by a moderator:
T

tuansaker.no1

bài 4 có lẽ bạn pqnga vội quá nên viết sai : phải chia cho I1 mới đúng,chứ viết như bạn chả hoá ra là f1=f2 .bạn sửa lại đi nha !
với kiểu bài này cứ hiểu nôm na là nếu giữ nguyên U hiệu dụng, thì giảm I hiệu dụng đi bao nhiêu lần thì tần số dòng giảm đi bấy nhiêu lần(trắc nhiệm cho nhanh ý mà!).hiểu chi tiết thì như bạn pqnga đã hướng dẫn !
 
Top Bottom