[Vật lí 12] Bài tập đề thi thử

Y

yuyuvn

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mọi người giúp tớ tìm lỗi sai nhé?

1)_______________________

2)
44.jpg

Bài này làm thế nào nhỉ?

3)
42.jpg

Mình làm ra A những đáp án là C.

4)
40.jpg

Đáp án là A. Nhưng vậy là không cần điều kiện nhiệt độ nguồn bức xạ cao hơn nhiệt độ môi trường?

5)
37.jpg

Đáp án là C. Nhưng mình thấy C đúng rồi, B mới sai chứ nhỉ?

6)
36.jpg

Mình làm ra C. Đáp án D 8-}

7)
19.jpg

Mình làm ra B :-? Đáp án A.

8)
9.jpg

Mình nghĩ do đối xứng với nguồn nên cùng pha, cái khoảng cách la trap =.= Nhưng đáp án D.

9)
49.jpg

Câu cuối, đáp án là D. Mình không hiểu dao động nhỏ quanh A là gì?

Mỗi bạn giúp mình một chút nhé ^^~. Thanks nhiều.
 
Last edited by a moderator:
D

dinhkhanhtrung

Mọi người giúp tớ tìm lỗi sai nhé?

1)_______________________

2)
44.jpg

Bài này làm thế nào nhỉ?

3)
42.jpg

Mình làm ra A những đáp án là C.

4)
40.jpg

Đáp án là A. Nhưng vậy là không cần điều kiện nhiệt độ nguồn bức xạ cao hơn nhiệt độ môi trường?

5)
37.jpg

Đáp án là C. Nhưng mình thấy C đúng rồi, B mới sai chứ nhỉ?

6)
36.jpg

Mình làm ra C. Đáp án D 8-}

7)
19.jpg

Mình làm ra B :-? Đáp án A.

8)
9.jpg

Mình nghĩ do đối xứng với nguồn nên cùng pha, cái khoảng cách la trap =.= Nhưng đáp án D.

9)
49.jpg

Câu cuối, đáp án là D. Mình không hiểu dao động nhỏ quanh A là gì?

Mỗi bạn giúp mình một chút nhé ^^~. Thanks nhiều.

Câu 8 : denta phi = 2pi*d/lambda = pi --> Ngược pha
Câu 19 : mình cũng ra B, chắc Đa sai !:)
 
N

nhoc_maruko9x


Câu này không chắc lắm. Nhưng theo mình thì vì thả nhẹ, không có lực gì tác dụng vào hệ nên cơ năng của hệ không đổi, mà khối lượng tăng gấp đôi thì A sẽ giảm [tex]\sqr{2}[/tex] lần.


3)
42.jpg

Mình làm ra A những đáp án là C.
Bài này bạn làm ntn? Nghĩ ra hướng nhưng hình như sai, toàn số lẻ :|

4)
40.jpg

Đáp án là A. Nhưng vậy là không cần điều kiện nhiệt độ nguồn bức xạ cao hơn nhiệt độ môi trường?
Câu này đáp án A đâu có sai? Đúng mà? Chỉ cần lớn hơn 0K là phát ra bức xạ hồng ngoại, còn muốn thu được bức xạ hồng ngoại đó thì mới cần điều kiện nhiệt độ vật lớn hơn nhiệt độ môi trường.

5)
37.jpg

Đáp án là C. Nhưng mình thấy C đúng rồi, B mới sai chứ nhỉ?
Câu B thì đúng, đó là phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
Câu C thì sai. Trong SGK chỉ đưa ra các ví dụ mà hạt sinh ra có NLLK riêng lớn hơn NLLK riêng của hạt phản ứng.

8298229_5cc2_625x625.jpg


Hạt nhân Fe là bền nhất, các hạt nhân nặng hơn Fe thì có NLLK riêng giảm chậm, còn các hạt nhẹ hơn thì giảm nhanh. Từ đó dễ thấy là nếu 1 hạt nhân nặng hơn Fe, thực hiện phản ứng phân hạch, có thể tạo thành các hạt nhẹ hơn Fe, và các hạt nhẹ hơn này cũng có thể có NLLK riêng nhỏ hơn hạt phản ứng.

6)
36.jpg

Mình làm ra C. Đáp án D 8-}
Không biết làm :|

7)
19.jpg

Mình làm ra B :-? Đáp án A.
Giảm đi e lần tức là còn lại [tex]\fr{1}{e}[/tex]

[tex]\fr{1}{e} = 2^{-\fr{t}{T}} \Rightarrow -\fr{t}{T} = log_2\fr{1}{e} \Rightarrow -\fr{3t}{T} = -3log_2e \Rightarrow[/tex] Sau 3t thì còn lại [tex]2^{-3log_2e} = \sqr[8]{e} = 0.05[/tex] :|


8)
9.jpg

Mình nghĩ do đối xứng với nguồn nên cùng pha, cái khoảng cách la trap =.= Nhưng đáp án D.
Phải cách nhau [tex]\lambda[/tex] thì mới cùng pha chứ. Cách nhau [tex]\fr{\lambda}{2}[/tex] dĩ nhiên ngược pha. Cái này kiến thức cơ bản rồi mà. Thực ra trong bài này thì 2 điểm bất kì ở đâu cũng thế thôi, ko quan trọng là đối xứng hay không. Bài cho như vậy để đánh lừa thôi, làm mình phải nghĩ sâu xa. Vì điểm O nó ko có gì đặc biệt, cũng chỉ là một điểm dao động. Bạn vẽ hình 1 sóng ra rồi chấm 1 điểm bất kì trên sóng thì đâu cũng có thể là nguồn.


9)
49.jpg

Câu cuối, đáp án là D. Mình không hiểu dao động nhỏ quanh A là gì?
Cái này lạ lạ. Chả biết làm. Nhưng mà mình nghĩ là nó chiếu chùm sáng đến A, nên lăng kính dao động nhỏ quanh cạnh đi qua A thì A vẫn đứng yên nên chả ảnh hưởng gì.
 
H

huutrang93

6)
36.jpg

[/B]Mình làm ra C. Đáp án D 8-}


9)
49.jpg

Câu cuối, đáp án là D. Mình không hiểu dao động nhỏ quanh A là gì?

Mỗi bạn giúp mình một chút nhé ^^~. Thanks nhiều.

Câu 6:
U_C cực đại
[TEX]Z_C.Z_L=R^2+Z_L^2[/TEX]
U_RL nhanh pha U_C 2pi/3
\Rightarrow R=\sqrt{3}Z_L \Rightarrow Z_C=4Z_L
Vậy pha ban đầu là -pi/6

Câu 9:
Công thức góc lệch D=(n-1)A
Lăng kính dao động nhỏ quanh A thì góc tới thay đổi nhỏ nên áp dụng công thức trên vẫn đúng
Vậy quang phổ thu được­ không đổi

Dao động nhỏ tức là ban cầm đỉnh A, lắc qua lắc lại góc nhỏ
 
Y

yuyuvn

Câu này không chắc lắm. Nhưng theo mình thì vì thả nhẹ, không có lực gì tác dụng vào hệ nên cơ năng của hệ không đổi, mà khối lượng tăng gấp đôi thì A sẽ giảm \sqr{2} lần.

Mình cũng nghĩ như bạn. Nhưng đáp án lại khác. Mà thôi, k cần biết đáp án là gì, theo bạn thì đặt vật lên tại thời điểm thế năng hay động năng cực đại, có khác gì đặt vật lên vào 1 thời điểm random nào đó không?

Bài này bạn làm ntn? Nghĩ ra hướng nhưng hình như sai, toàn số lẻ

Bạn vẽ hình ra nhé, mình sẽ tính được điểm gần C nhất là D đi, sẽ có DA-DB bằng 0,5 lambda. DA và DB tính theo pitago, ví dụ [TEX]DA^2=(DH-DC)^2+2^2[/TEX]. Đặt DC là x, bạn được 1 pt đại loại là:
[TEX]\sqrt{(4+x)^2+2^2}-\sqrt{(4-x)^2+2^2}=0,5.2=1[/TEX]
Pt này theo mình là khó giải, tốt nhất là thay số.

Câu này đáp án A đâu có sai? Đúng mà? Chỉ cần lớn hơn 0K là phát ra bức xạ hồng ngoại, còn muốn thu được bức xạ hồng ngoại đó thì mới cần điều kiện nhiệt độ vật lớn hơn nhiệt độ môi trường.
Thu được là sao nhỉ?

Câu B thì đúng, đó là phản ứng phân hạch và phản ứng nhiệt hạch.
Câu C thì sai. Trong SGK chỉ đưa ra các ví dụ mà hạt sinh ra có NLLK riêng lớn hơn NLLK riêng của hạt phản ứng.

Bạn có hiểu nhầm ý đề không nhỉ, đề bảo là nếu hạt sinh ra có NLLK riêng lớn hơn NLLK riêng của các hạt ban đầu thì là phản ứng tỏa năng lượng chứ có bảo cứ tỏa năng lượng là phải hạt sau phát có NLLK riêng nhỏ hay thế nào đâu?
Nhưng cứ cho là để hỏi như vậy đi, thì chả phải năng lượng[TEX]\delta E[/TEX] tính bằng tổng NLLK của các hạt sản phẩm trừ đi tổng NLLK của các hạt tham gia sao? Muốn tỏa nhiệt thì bắt buộc [TEX]\delta E[/TEX] phải dương.
Vậy phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng luôn tạo ra các hạt bền vững hơn, theo mình là vậy.


Theo tớ thì khi hiệu điện thế tụ cực đại thì hiệu điện thế mạch vuông pha với hiệu điện thế RL. Từ đó tính ra pha ban đầu thôi.

Phải cách nhau \lambda thì mới cùng pha chứ. Cách nhau \fr{\lambda}{2} dĩ nhiên ngược pha. Cái này kiến thức cơ bản rồi mà. Thực ra trong bài này thì 2 điểm bất kì ở đâu cũng thế thôi, ko quan trọng là đối xứng hay không. Bài cho như vậy để đánh lừa thôi, làm mình phải nghĩ sâu xa. Vì điểm O nó ko có gì đặc biệt, cũng chỉ là một điểm dao động. Bạn vẽ hình 1 sóng ra rồi chấm 1 điểm bất kì trên sóng thì đâu cũng có thể là nguồn.

Mình nghĩ bạn nhầm, vì sở dĩ có nhanh pha hay chậm pha giữa hai điểm MN cũng phương truyền sóng là do sóng từ nguồn truyền tới N trước rồi 1 thời gian sau mới tới M. Như vậy chỉ cần khoảng thời gian truyền từ nguồn tới 2 điểm là như nhau thì 2 nguồn là cùng pha, không quan trọng là cùng phương hay không.
Nếu bạn bảo vẽ ra 1 hình sóng rồi chấm 1 điểm bất ky thì có lẽ bạn đang quan niệm là sóng chỉ chuyền theo 1 phương đó? Theo mình sóng lan truyền trên cả mặt nước. Đằng sau nguồn, hay trước nguồn thật ra là 2 phương truyền khác nhau.

Cái này lạ lạ. Chả biết làm. Nhưng mà mình nghĩ là nó chiếu chùm sáng đến A, nên lăng kính dao động nhỏ quanh cạnh đi qua A thì A vẫn đứng yên nên chả ảnh hưởng gì.
Ví dụ như A dịch ra xa màn hay gần màn hơn thì hiển nhiên là thay đổi rồi :-? Đáp án là không đổi nên mình mới không hiểu dịch kiểu gì.

 
T

toi_yeu_viet_nam

Câu 36:Dùng giản đồ có lẽ nhanh hơn

EasyCapture1-5.jpg



EasyCapture2-1.jpg


Câu này t làm theo toán :

cái cần tìm là KC nhỉ

K thuộc hypebol có nhận A,B là tiêu điểm nên pt chính tắc dạng [TEX]\frac{x^2}{a^2}-\frac{y^2}{b^2}=1[/TEX]
AB=2c-->c-->1 pt của a,b
Ta có [TEX]KA-KB=\frac{\lambda}{2}[/TEX](vì K thuộc dãy cực tiểu thứ 1)
Lại có KA-KB =2a-->a
Lập đc pt Hypebol sau đó tìm giao với đường thẳng y=2 là ok
(quên là đặt nó vào hệ tọa độ Oxy ):)|

Cái câu cuối cùng í!chả hiểu gì!ai hiểu gt hộ đi
Chẳng có nhẽ nó quay tròn ư?lạ nhỉ
 
Last edited by a moderator:
Y

yuyuvn

Mắc dù mình cũng biết cách làm rồi nhưng cũng thanks nhé ;)) Chả mấy ai chịu khó vẽ hình rõ ra thế này đâu nhỉ.

Cái câu cuối cùng í!chả hiểu gì!ai hiểu gt hộ đi
Chẳng có nhẽ nó quay tròn ư?lạ nhỉ

Ý tưởng hay? :))

Edit: đúng là dao động nhỏ tức là cái lăng kính quay quanh A thật. Nếu vậy thì đúng là quang phổ k đổi.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom