[Vật lí 12] Bài tập cơ + sóng ánh sáng + điện

B

bigzero93229

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình không làm được nhớ mọi người hướng dẫn dùm
1.gif



Câu 1: Có ba con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, ba vật bằng sắt, nhôm và gỗ (khối lượng riêng là Dsắt > Dnhôm > Dgỗ) cùng kích thước và được phủ mặt ngoài một lớp sơn như nhau cùng dao động trong không khí. Kéo 3 vật sao cho 3 sợi dây lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì.
A. cả 3 con lắc dừng lại một lúc. B. con lắc bằng nhôm dừng lại sau cùng
C. con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng. D. con lắc bằng gỗ dừng lại sau cùng.



Câu 2: Trong một thí nghiệm Iâng, hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng a = 1,8mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta do khoảng vân chính xác tới 0,01mm. Ban đầu, người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị 2,88mm. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 0,45 μm . B. 0,32 μm. C. 0,54 μm. D. 0,432 μm.



Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:

A.pi\15
B.pi\20
C.pi\35
D.pi\(25 căn 5)

Câu 4: Một máy biến áp lý tưởng gồm một cuộn sơ cấp và hai cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp có n1 = 1320 vòng , điện áp U1 = 220V. Cuộn thứ cấp thứ nhất có U2 = 10V, I2 = 0,5A; Cuộn thứ cấp thứ 2có n3 = 25 vòng, I3 = 1,2A. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là :
A. I1 = 0,035A B. I1 = 0,045A C. I1 = 0,023A D. I1 = 0,055A


Câu 5: Coi tốc độ ánh sáng là 300000km/s. Một sao đôi trong chòm Đại Hùng bức xạ chàm (bước sóng 0,4340m). Quan sát cho thấy lúc về phía đỏ, lúc về phía tím và độ dịch cực đại là 0,5A0. Tốc độ cực đại theo phương nhìn của các thành phần sao đôi này là:
A. 17,25km/s B. 16,6km/s C. 33,2km/s D. 34,5km/s
 
A

acsimet_91

Mình không làm được nhớ mọi người hướng dẫn dùm
1.gif



Câu 1: Có ba con lắc đơn treo cạnh nhau cùng chiều dài, ba vật bằng sắt, nhôm và gỗ (khối lượng riêng là Dsắt > Dnhôm > Dgỗ) cùng kích thước và được phủ mặt ngoài một lớp sơn như nhau cùng dao động trong không khí. Kéo 3 vật sao cho 3 sợi dây lệch một góc nhỏ như nhau rồi đồng thời buông nhẹ thì.
A. cả 3 con lắc dừng lại một lúc. B. con lắc bằng nhôm dừng lại sau cùng
C. con lắc bằng sắt dừng lại sau cùng. D. con lắc bằng gỗ dừng lại sau cùng.

[TEX]D_{Fe} > D_{go} > D_{Al}[/TEX], 3 qủ cầu có cùng kích thước

\Rightarrow [TEX]m_{Fe} > m_{go} > m_{Al}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]W_{Fe} > W_{go} > W_{Al}[/TEX] ( [TEX]W=\frac{1}{2}mgl.\delta ^2[/TEX]

Mà [TEX]T_{Fe} =T_{go}=T_{Al}=2.\pi.\sqrt{\frac{l}{g}}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]t_{Fe} > t_{go} > t_{Al}[/TEX]



Câu 2: Trong một thí nghiệm Iâng, hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng a = 1,8mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta do khoảng vân chính xác tới 0,01mm. Ban đầu, người ta đo được 16 khoảng vân và được giá trị 2,4mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 30 cm cho khoảng vân rộng thêm thì đo được 12 khoảng vân và được giá trị 2,88mm. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 0,45 μm . B. 0,32 μm. C. 0,54 μm. D. 0,432 μm.
[TEX]\frac{\lambda.D}{a}=\frac{2,4.10^{-3}}{16}=0,15.10^{-3}[/TEX]

[TEX]\frac{\lambda.(D+0,3)}{a}=\frac{2,88.10^{-3}}{12}[/TEX]

Gải hệ trên được [TEX]\lambda=5,4.10^{-7} (m)[/TEX]


Câu 3: Một con lắc lò xo có độ cứng k = 10N/m, khối lượng vật nặng m = 100 g, dao động trên mặt phẳng ngang, được thả nhẹ từ vị trí lò xo giãn 6cm. Hệ số ma sát trượt giữa con lắc và mặt bàn bằng μ = 0,2. Thời gian chuyển động thẳng của vật m từ lúc ban đầu đến vị trí lò xo không biến dạng là:

A.pi\15
B.pi\20
C.pi\35
D.pi\(25 căn 5)
[TEX]w = \sqrt{\frac{k}{m}}=10[/TEX]

Tại vị trí con lắc dừng lại:

[TEX]\Delta l .k=mg.a [/TEX] ( a là hệ số ma sát)

\Rightarrow [TEX]\Delta l =0,02 (m)[/TEX]

Phương trình dao động ở nửa chu kì đầu tiên của con lắc:

[TEX] x=4cos(10t + \pi} [/TEX]

Khi [TEX]x=-2 \Rightarrow t=\frac{\pi}{15}[/TEX]


==================================================================
 
T

themosthandsome

bài 4 lạ nhỉ, đáp án là bn vậy bạn .......................................................................
 
A

acsimet_91

Câu 4: Một máy biến áp lý tưởng gồm một cuộn sơ cấp và hai cuộn thứ cấp. Cuộn sơ cấp có n1 = 1320 vòng , điện áp U1 = 220V. Cuộn thứ cấp thứ nhất có U2 = 10V, I2 = 0,5A; Cuộn thứ cấp thứ 2có n3 = 25 vòng, I3 = 1,2A. Cường độ dòng điện qua cuộn sơ cấp là :
A. I1 = 0,035A B. I1 = 0,045A C. I1 = 0,023A D. I1 = 0,055A
[TEX] \frac{n_1}{U_1} = \frac{n_2}{U_2} =\frac{n_3}{U_3}[/TEX]

\Rightarrow [TEX]U_3=\frac{25}{6}[/TEX]

Công suất [TEX]P=P_2 + P_3 = U_2.I_2 + U_3.I_3=10.0,5 + 1,2.\frac{25}{6}=10[/TEX]

Do máy lí tưởng \Rightarrow [TEX]P_1 = P =10[/TEX]

\Rightarrow [TEX]I_1 = \frac{P_1}{U_1}=0,045[/TEX]




==========================================================
 
X

xitrum2402

ở câu 3 nếu thay bằng vị trí lò xo nén thì x=0.02 hả bạn.
thế nếu dạng bài toán này thì cứ kéo dãn lò xo thì VTLX không bị biến dạng là âm và ngược lại à?
 
T

takitori_c1

Máy gia tốc Xiclôtrôn dùng để gia tốc các hạt mang điện thành "đạn" trong phản ứng hạt nhân. Một mẫu máy loại nhỏ có các thông số sau: bán kính R = 50 cm; hiệu điện thế xoay chiều U = 80 kV; tần số của hiệu điện thế xoay chiều là f = 10 MHz. Máy dùng để gia tốc prôtôn ( m = 1,67. 10-27 kg; q = e = 1,6. 10-19 C ) có vận tốc ban đầu coi là 0. Động năng của hạt proton thu được khi ra khỏi máy là?
 
Top Bottom