[Vật lí 12] Bài tập bảo toàn mômen động lượng

P

pnminh10

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một đĩa tròn đồng chất nằm ngang khối lượng M, bán kính R có thể quay quanh trục của nó. Một người khối lượng m đứng ở mép đĩa. Ban đầu hệ đứng yên, bỏ qua ma sát ở trục quay và lực cản không khí. Người đi dọc theo mép đĩa với vận tốc u so với đĩa, thì tốc độ góc của đĩa bằng bao nhiêu?
 
N

nhan9610

gọi I1, w1, I2, w2 lần lượt là momen quán tính và tốc độ góc ủa người so với đất và của đĩa so với đất
Ta có: v (người so với đất) = v (người so với sàn) + v (sàn so với đất)
= u + v (sàn so với đất)
=> w1 = (u + v (sàn so với đất))/R = u/R + w2
áp dụng ĐLBT Momen Động lượng, ta có:
L trước = L sau
mà L trước = 0
=> L sau = 0
mà L sau = I1.w1 - I2.w2
<=> I1.w1 = I2.w2
<=> I1.(u/R + w2) = I2.w2
đến đây chắc bạn đã giải được rồi chứ.
chúc bạn thành công
 
P

phamhoangsonqn

gọi I1, w1, I2, w2 lần lượt là momen quán tính và tốc độ góc ủa người so với đất và của đĩa so với đất
Ta có: v (người so với đất) = v (người so với sàn) + v (sàn so với đất)
= u + v (sàn so với đất)
=> w1 = (u + v (sàn so với đất))/R = u/R + w2
áp dụng ĐLBT Momen Động lượng, ta có:
L trước = L sau
mà L trước = 0
=> L sau = 0
mà L sau = I1.w1 - I2.w2
<=> I1.w1 = I2.w2
<=> I1.(u/R + w2) = I2.w2
đến đây chắc bạn đã giải được rồi chứ.
chúc bạn thành công


Ban đầu hệ đứng yên nên làm gì có dùng tính tương đối của chuyển động. Dùng trực tiếp định luật bảo toàn cơ năng thôi.
 
S

sechia_hanhphuc

her! sao mô men động lượng củ hệ sau lại được tính là :
L=I_1W_1 - I_2 W2 phải là cộng với nhau chứ!
 
H

hadongnhat96py

thêo đlbt momen động lượng ta có Iw + mrv = 0
<=> đề bài là [(MR^2)w]:2 + mRu = 0 =====> w
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom