[Vật Lí 12] Bài hay

L

l94

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một số bài hay, các bác vào chém tự nhiên nhé.
Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 1 kg, log xo có độ cứng 40 N/m. Lấy g=10. con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn, lực cản của môi trường không thay đổi. Gọi $A_1,A_2,A_3$ lần lượt là biên độ cưỡng bức tương ứng với chu kì ngoại lực $T_1=0,5s;T_2=1,5s;T_3=2,5s.$ Chọn đáp án đúng:
$A.A_1 > A_2 > A_3$
$B. A_1=A_2 >A_3$
$C.A_1>A_2=A_3$
$D.A_1=A_2=A_3$
Câu 2: Một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ số đàn hồi k=100N/m đặt nằm ngang, một đầu giũ cố định, đầu còn lại gắn với vật nặng m1=100g. Vật nặng m1 được gắn với vật nặng thứ hai m2=200g. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén 3cm rồi buông nhẹ. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng về phía hai vật, gốc thời gian là khi buông vật. Bỏ qua sức cản của môi trường, hệ dao động điều hòa. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến 1N sau đó vật m1 tiếp tục dao động điều hòa. Tính khoảng cách hai vật khi m1 đổi chiều gia tốc lần thứ hai.
$A.5,986cm$
$B.6,622cm$
$C. 7,486 cm$
$D. 8,123cm$
Câu 3: Đầu A của một sợi dây cao su dao động điều hòa với tần số 50Hz, khi xảy ra sóng dừng thì đầu tự do B của dây cách nút thứ 5 (tính từ B) là 0,18m, dây dài 0,62m. Tốc độ truyền sóng và số bụng trên dây lần lượt là?
$A.1,6m/s; 15$
$B.4m/s;14$
$C.4m/s;16$
$D.1,6m/s;13$
Câu 4: Một con lắc đơn có chiều dài l=1,44m được treo vào một bức tường nghiêng một góc 4 độ so với phương thẳng đứng. Kéo con lắc ra khỏi VTCB một góc 8 độ so với phương thẳng đứng và đối diện bức tường rồi thả nhẹ cho dao động. Coi va chạm giữa con lắc và bức tường là hoàn toàn đàn hồi. g=10. chu kfi dao động con lắc:
$A 2,8s$
$B.1,4s$
$C.2,6s$
$D.1,6s$
Câu 5: âm thoa có tần số dao động riêng 850Hz đặt vào sát miệng ống nghiệm hình trụ đáy kín cao 80cm. đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30cm thì thấy âm được khếch đại lên rất mạnh, tốc độ truyền âm trong k khí có giá trị từ 300 đến 350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước vào ống thì có thêm mấy vị trí mực nước cho âm được khuếch đại rất mạnh?
A.3
B.1
C.2
D.4
Câu 6: Một con lắc đơn l=1m, vật nhỏ khối lượng m=300g treo trên trần một ô tô đang chuyển động trên m phẳng nghiêng góc 10 độ, con lắc đang dao động điều hòa với biên độ góc 9 độ. Khi con lắc đơn có phương thẳng đứng thì vật m'=200g bay đến ngược chiều, với vận tốc $3\pi cm/s$ va chạm đàn hồi xuyên tâm với m. Sau đó vật dao động điều hòa với biên độ dài bằng bao nhiêu, cho biết hệ số ma sát giữa ô tô và mp nghiêng là 0,08 và g=10.
A.9,913cm
B.8,203.
C.7,92
D. 10,527
Các bác chém hết sau 1 tuần em sẽ post đáp án lên nhé!
 
M

miducc

Câu 1: Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng 1 kg, log xo có độ cứng 40 N/m. Lấy g=10. con lắc dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn, lực cản của môi trường không thay đổi. Gọi A1,A2,A3 lần lượt là biên độ cưỡng bức tương ứng với chu kì ngoại lực T1=0,5s;T2=1,5s;T3=2,5s. Chọn đáp án đúng:
A.A1>A2>A3
B.A1=A2>A3
C.A1>A2=A3
D.A1=A2=A3
đáp án B

Câu 3: Đầu A của một sợi dây cao su dao động điều hòa với tần số 50Hz, khi xảy ra sóng dừng thì đầu tự do B của dây cách nút thứ 5 (tính từ B) là 0,18m, dây dài 0,62m. Tốc độ truyền sóng và số bụng trên dây lần lượt là?
A.1,6m/s;15
B.4m/s;14
C.4m/s;16
D.1,6m/s;13
Ta có:
Đầu tự do B cách nút thứ 5 tính từ B là 0,18m

-->[TEX]4\frac{\lambda}{2}+\frac{\lambda}{4}=0,18m[/TEX]

--> [TEX]\lambda = 0,08 m[/TEX]

--> [TEX]v= \lambda . f = 4 m/s[/TEX]

[TEX](2n+1)\frac{\lambda}{4}=l[/TEX]

Thay vào ta được n = 15

--> 16 bụng

-->C
 
Last edited by a moderator:
L

l94

đáp án B
Câu ni sai nhé bạn :p:p. Sửa bài đi nhé!..............................................
 
N

ngungutruong

câu 1 đáp án A đúng không anh

T nhỏ => f lớn
A phụ thuộc vào f
em nghĩ thía
Ghi chú: phụ thuộc vào độ chênh lệch f nhé không phải f
câu 2 sao em chỉ ra gần với đáp án C thui
 
Last edited by a moderator:
M

miducc

đáp án B
Câu ni sai nhé bạn :p:p. Sửa bài đi nhé!..............................................

Sao sai vậy bạn
mình tìm được T=1s mà
khi đó thì cả chu ki ngoại lực T1 và T2 đều chênh lệch với T một khoảng bằng nhau mà
Bạn giải thích cho mình với
Thanks!:)
 
A

ahcanh95

Câu 5: âm thoa có tần số dao động riêng 850Hz đặt vào sát miệng ống nghiệm hình trụ đáy kín cao 80cm. đổ dần nước vào ống nghiệm đến độ cao 30cm thì thấy âm được khếch đại lên rất mạnh, tốc độ truyền âm trong k khí có giá trị từ 300 đến 350 m/s. Hỏi khi tiếp tục đổ nước vào ống thì có thêm mấy vị trí mực nước cho âm được khuếch đại rất mạnh?
A.3
B.1
C.2
D.4

ống hình trụ => mặt nước là nút, miệng là bụng

khi cột khí cao 50cm => 2.pi.d/lamda = K . pi + pi/2

=> 2.d.f/v = K + 1/2 ( 300 < v < 350 )

thay số vào => 1,9 < K < 2,33 => K = 2 => V = 340 => lamda = 0,4

vẽ hình, nhận thấy có 2 vị trí thỏa mãn : cột khí cao 30cm và cột khí cao 10cm

câu 6: va chạm tại đâu nhỉ?

Câu 2: ra những hơn 10cm => chắc sai

:khi (107)::khi (107)::khi (107)::khi (107)::khi (107):
 
L

l94

Sao sai vậy bạn
mình tìm được T=1s mà
khi đó thì cả chu ki ngoại lực T1 và T2 đều chênh lệch với T một khoảng bằng nhau mà
Bạn giải thích cho mình với
Thanks!:)

f chênh lệch chứ không phải T nhé bạn, Đáp án A.

: va chạm tại đâu nhỉ?
Coi như con lắc đang ở phương thẳng đứng thì vật (ví dụ viên đạn) chuyển động theo phương ngang va vào con lắc nhé!
Vậy là còn câu 2, 4, 6, mọi người cố gắng lên nhé ;)
câu 2 sao em chỉ ra gần với đáp án C thui
Câu này ra C là chính xác, em cứ giải tự nhiên để mọi người bình luận nhé. Cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:
N

newstarinsky

Bài 4
Thôi cứ dùng công thức luôn
$T=\sqrt{\dfrac{l}{g}}.(\pi+2arcsin\dfrac{\beta}{
\alpha})\\
=\sqrt{\dfrac{1,44}{10}}.(\pi+2arsin\dfrac{1}{2})\\
=1,39(s)$

Nếu cm được bạn cm luôn cho mọi người xem nhé!
 
Last edited by a moderator:
L

_libera_

Bài 4.



Vì va chạm với tường nên nó bị đổi chiều chuyển động, không thực hiện được phần dao động màu vàng.

Tại vị trí [TEX]\alpha = \frac{\alpha_0}{2}[/TEX]

[TEX]T' = \frac{2}{3}T = 1,6[/TEX]

 
Last edited by a moderator:
A

adele

Bài 2.

Khi vừa buông tay, chỗ nối hai vật bị nén. Sau khi qua VTCB, chỗ nối bắt đầu bị kéo do quán tính của vật 2.

Ta sẽ tìm vị trí lức quán tính bằng 1N. [TEX]F = m_2a = m_2\omega^2x[/TEX]

Vậy [TEX]x = \frac{F}{m_2\omega^2} = \frac{F}{m_2\frac{k}{m_1+m_2}} = 1,5 cm[/TEX]

Ta tìm vận tốc tức thời tại vị trí đó. [TEX]\frac{Mv^2}{2} = \frac{KA^2}{2} - \frac{Kx^2}{2}[/TEX]

Tính được [TEX]v = 0,15\pi m/s[/TEX]

Vật 2 sau khi bị bong ra sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc như trên.


Giờ ta sẽ tìm khoảng thời gian từ lúc vật 2 bị bong ra đến lúc gia tốc nó đổi chiều lần 2.

Gia tốc đổi chiều tại VTCB.

Chu kì mới của vật 1 là [TEX]T = 2\pi\sqrt[]{\frac{m_1}{k}} = 0,2 s[/TEX]
Tại vị trí vật 2 bị bong ra, lò xo đang dãn 1,5 cm và vật 1 đang có vận tốc v. Như vậy năng lượng của vật 1 là: [TEX]\frac{Kx^2}{2} + \frac{m_1v^2}{2} = \frac{KA'^2}{2}[/TEX]

Tính được biên độ mới của hệ dao động là: [TEX]A' = 2,12 cm [/TEX]

Lúc này phải nhờ đến đường tròn rồi.


picture.php


Ta tính được góc quay: [TEX]\alpha = 270^0 + arcos\frac{1,5}{2,02} = 315 [/TEX]

[TEX]t = \frac{\alpha}{360^0}T = 0,175 s[/TEX]

Khi đó, vật 2 đã đi được một đoạn [TEX]s = t.v = 8,3 cm [/TEX]

Khoảng cách 2 vật [TEX]d = s + 1,5 = 9,8 cm[/TEX]



---------------> Chọn E : Tất cả đều sai.
 
Last edited by a moderator:
L

l94

Một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ số đàn hồi $k=100N/m$ đặt nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với vật nặng ${{m}_{1}}=100g$. Vật nặng ${{m}_{1}}$ được gắn với vật nặng thứ hai ${{m}_{2}}=200g$. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén $3cm$ rồi buông nhẹ. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng về phía hai vật, gốc thời gian là khi buông vật. Bỏ qua sức cản của môi trường, hệ dao động điều hòa. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến $1N$ sau đó vật ${{m}_{1}}$ tiếp tục dao động điều hòa. Tính khoảng cách giữa hai vật khi vật ${{m}_{1}}$ đổi chiều gia tốc lần thứ hai ?
A. $5,986cm$
B. $6,622cm$
C. $7,486cm$
D. $8,123cm$

Ta có $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}=10\sqrt{10/3}rad/s$, biên độ ban đầu $A=3cm$.
Giả sử ${{m}_{2}}$ rời ${{m}_{1}}$ khi vật có li độ $x$, gọi $\vec{{F}'}$ là lực xung đối với lực kéo $\vec{F}$ của ${{m}_{2}}$ tác dụng lên ${{m}_{1}}$.
Theo định luật II Newton ta có $$F'-{{F}_{dh}}={{m}_{1}}{{a}_{1}}\to F'=kx-{{m}_{1}}{{\omega }^{2}}x\to x=\frac{F'}{k-{{m}_{1}}{{\omega }^{2}}}=0,015m=\frac{A}{2}.$$
Tại thời điểm bong, hai vật có vận tốc $v=\dfrac{\sqrt{3}}{2}{{v}_{\max }}=15\sqrt{10} \ cm/s$, vật ${{m}_{2}}$ sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc $v$ còn ${{m}_{1}}$ sẽ dao động với $\omega '=\sqrt{\dfrac{k}{{{m}_{1}}}}=10\sqrt{10} \ rad/s$, chu kì mới $T'$ và biên độ mới là $$A'=\sqrt{{{x}^{2}}+\frac{{{v}^{2}}}{\omega {{'}^{2}}}}=\dfrac{3}{\sqrt{2}}cm.$$
Khi vật ${{m}_{1}}$ đổi chiều gia tốc lần thứ hai thì ${{m}_{1}}$ qua vị trí cân bằng lần thứ hai. Tính từ thời điểm hai vật tách nhau thì ${{m}_{1}}$ chuyển động trong thời gian $$t={{t}_{x\to A'}}+{{t}_{A'O}}+{{t}_{-A'O}}=\frac{3T'}{4}+\frac{\arccos \left( \frac{A'-x}{A'} \right)}{\omega '}=\frac{3\pi +2\arccos \left( \frac{A'-x}{A'} \right)}{2\omega '}=0,1893s.$$
Khi đó khoảng cách giữa hai vật là $$l=\frac{A}{2}+t.v=7,486cm.$$
Còn cần lời giải bài nào các bạn nói nhé
 
Last edited by a moderator:
S

songtu009

Khi vật ${{m}_{1}}$ đổi chiều gia tốc lần thứ hai thì ${{m}_{1}}$ qua vị trí cân bằng lần thứ hai. Tính từ thời điểm hai vật tách nhau thì ${{m}_{1}}$ chuyển động trong thời gian $$t={{t}_{x\to A'}}+{{t}_{A'O}}+{{t}_{-A'O}}=\frac{3T'}{4}+\frac{\arccos \left( \frac{A'-x}{A'} \right)}{\omega '}=\frac{3\pi +2\arccos \left( \frac{A'-x}{A'} \right)}{2\omega '}=0,1893s.$$
Khi đó khoảng cách giữa hai vật là $$l=\frac{A}{2}+t.v=7,486cm.$$
Còn cần lời giải bài nào các bạn nói nhé

[TEX]L = \frac{A}{2} + t.v = 1,5 + 0,1893.15\sqrt[]{10} = 10,48 cm[/TEX]

Ta bấm máy tính đúng không nhỉ?

Thế mi tính tay hay sao mà ra được 7,486 cm :|

Chọn đáp án E nhé ;))
 
Top Bottom