[Vật lí 11] từ trường

T

tranmtu90

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: 1 thanh kim loại CD l = 20cm, m = 100g đặt vuông góc vs 2 thanh ray song song nằm ngang và nối với nguồn điện 1 chiều. Hệ thống được đặt trong từ trường đều, vecto cảm ứng từ thẳng đứng từ trên xuống với B=0,2T. Hệ số ma sát giữa thanh CD vs 2 thanh ray này là k = 0,1. Bỏ qua điện trở ở các thanh ray, điện trở tại chỗ tiếp xúc và dòng điện cảm ứng trong mạch.
a/ Biết thanh CD trượt từ trái sang vs a = 3m/s2. xác định chiều và độ lớn của dòng điện qua CD.
b/ Nâng 2 đầu của A, B của 2 thanh ray lên để các thanh ray hợp vs mặt phẳn ngang góc alpha = 300. Tìm hướng và gia tốc chuyển động của thanh, cho rằng ban đầu vận tốc của thanh = 0.
Đs: a. I = 10A b. a=0,47m/s2
Bài 2: 1 dây dẫn thẳng đồng chất tiết diện đều MN có chiều dài l, khối lượng tính theo đơn vị dài của dây là 0,04kg/m. Dây được treo bằng 2 dây dẫn nhẹ, thẳng đứng trong 1 từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B vuông góc vs mặt phẳng chứa MN và dây treo với B = 0,04T. Cho dòng điện có cường độ I qua dây.
a/ Xác định chiều và độ lớn của I để lực căng dây treo bằng 0.
b./ Cho l = 25cm, I = 16A, lực từ hướng xuống dưới. Tính lực căng mỗi dây treo?
Đs: a. I = 10A
b. T = 0,13N
Bài 3: 2 thanh ray nằm ngang, song song và cách nhau l=10cm, đặt trong 1 từ trường đều B thẳng đứng, 1 thanh kim loại đặ trên 2 thanh ray và vuông góc với chúng. Nối thanh ray voqứi nguồn điện E=12V, r=1 Ôm. Tổng điện trở của thanh kim loại, thanh ray, dây nối R = 5 Ôm. Tính lực từ tác dụng lên thanh kim loại?
Đs: 0,02N
 
Last edited by a moderator:
N

nangbanmai360

Bài 1
a, Do thanh CD trượt sang trái ,xét theo phương chuyển động ta có:
F - Fms = ma
Thau số ta tính được I=10
b, Chọn hệ trục toạ độ Oxy ,giả sử thanh chuyển động theo trục Ox từ trên xuống .Áp dụng định luật 2 niutown:
(phương trình véc tơ) Fms +F + P + N = ma (1)
chiếu (1) lên Ox ta có phương trình :
Psin30 - Fcos30 - Fms = ma
Thay số ta tìm được a = 0.47 m/s^2 . Vậy véc tơ gia tốc của chuyển động có chiều hướng xuống chân mặt phẳng nghiêng

Bài 2
a,Muốn cho lực căng của dây treo bằng không thì lực tác dụng lên đoạn dây MN phải cân bằng với trọng lực tác dụng lên dây. Áp dụng quy tắc bàn tay trái thì dòng điện có chiều từ M đến N
F = P ---> BIl = Dlg ---. I= 10 A
b, Vì dòng điện có chiều từ N đến M nên lực căng của hai dây là:
2T = BIl + mg ---> T = 0, 13 N
 
Last edited by a moderator:

Trần Trà

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng ba 2019
1
0
1
21
Hà Nam
THPT B PhủLys
Cho mình hỏi bài 1 trong quá trình chuyển động có sinh ra E cảm ứng không
 
Top Bottom