[vật lí 11] Tại sao kim cương lại lấp lánh như vậy?

T

trang14

Chiết suất cao của kim cương, vào khoảng 2,417, lớn hơn so với 1,5 của các thủy tinh thông thường, cũng dễ làm xuất hiện sự phản xạ toàn phần trên mặt trong của kim cương tạo độ lấp lánh.
xem chi tiết tại dey http://vi.wikipedia.org/wiki/Kim_cương
 
H

hg201td

Các bạn giúp mình với: "Tại sao kim cương lại lấp lánh như vậy?". Mình đang cần gấp. Cám ơn!:p

images

T%E1%BA%ADp_tin:Brillanten.jpg


Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng tán xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn. Kim cương được cho là một loại khoáng sản với những tính chất vật lý hoàn hảo. Chúng là những vật liệu tốt để tạo ra các bề mặt nhám và chỉ có những viên kim cương khác, những tinh thể cacbon dạng lồng hay ADNR mới có thể cắt kim cương được. Điều đó có nghĩa là chúng có thể giữ bề mặt đánh bóng rất lâu và rất tốt. Khoảng 130 triệu cara (26.000 kg) kim cương được khai thác mỗi năm với tổng giá trị là 9 tỷ đô la Mỹ. Ngoài ra khoảng 100.000 kg kim cương hàng năm được điều chế nhân tạo.

Tên gọi kim cương trong nhiều ngôn ngữ châu Âu đến từ tiếng Hy Lạp adamas (αδάμας có nghĩa là “không thể phá hủy”). Trong tiếng Việt chữ "kim cương" có gốc Hán-Việt (金剛), có nghĩa là "kim loại cứng". Chúng đã được sưu tầm như một loại đá quý và sử dụng trên những biểu tượng tôn giáo của người Ấn Độ cổ cách đây ít nhất 2.500 năm. Người ta còn tìm thấy kim cương đầu mũi khoan, cũng là dụng cụ để khắc lên đá đối với người cổ đại. Sự phổ biến của kim cương tăng lên ở thế kỷ 19, khi những kỹ thuật đánh bóng và cắt đã đạt đến một trình độ nhất định, kinh tế thế giới đã phát triển, và những nhà kim hoàn bắt đầu những chiến dịch quảng cáo rầm rộ. Một viên kim cương được đánh giá theo một hệ thống chất lượng 4C: "carat" (khối lượng), "clarity" (độ trong suốt), "color" (màu sắc) và "cut" (cách cắt) và hiện nay có khi người ta còn đánh giá theo tiêu chuẩn 6C, thêm "cost" (giá cả) và certification (giấy chứng nhận, kiểm định). Mặc dù kim cương nhân tạo được sản xuất với khối lượng gần gấp 4 lần so với kim cương tự nhiên nhưng phần lớn chúng được dùng vào mục đích công nghiệp vì hầu hết chúng là những viên kim cương nhỏ và không hoàn hảo tuy hiện điều này đã cải thiện rõ rệt với những công nghệ làm kim cương nhân tạo mới.
 
C

cunlongxu

Câu hỏi của mình không chính xác lắm! sorry! Đây là câu hỏi đầy đủ:
Dự án 1: Tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng, hiện tượng phản xạ toàn phần. Tại sao có hiện tượng ảo tượng trong cuộc sống và vẻ đẹp rực rỡ của kim cương?
Mình cần gấp lắm! Thank nhiều!
 
C

cunlongxu

Các bạn giúp giùm mình nhe!
Trình bày thí nghiệm xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng.
Tìm một số ví dụ thể hiện định luật khúc xạ ánh sáng trong cuộc sống.
 
X

xilaxilo

Câu hỏi của mình không chính xác lắm! sorry! Đây là câu hỏi đầy đủ:
Dự án 1: Tìm hiểu về sự khúc xạ ánh sáng, hiện tượng phản xạ toàn phần. Tại sao có hiện tượng ảo tượng trong cuộc sống và vẻ đẹp rực rỡ của kim cương?
Mình cần gấp lắm! Thank nhiều!

hiện tượng ảo ảnh trong cuộc sống thức tế là hiện tương phản chiếu. kk nhìu hơi nc >>> khối chất trong suốt. ánh sáng truyền từ vật bị phản xạ và khúc xạ >>> đưa đến 1 nơi # (theo công thức khúc xạ)

vẻ dệp của kim cương: kim cương là khối chất trong suốt >>> ánh sáng đi vào đó bị khúc xạ + phản xạ >>> lạ >>> đẹp. cái này phải nói là vẻ đẹp của ánh sáng
 
  • Like
Reactions: Liên Hoa
X

xilaxilo

Các bạn giúp giùm mình nhe!
Trình bày thí nghiệm xây dựng định luật khúc xạ ánh sáng.
Tìm một số ví dụ thể hiện định luật khúc xạ ánh sáng trong cuộc sống.

xây dựng định luật đó ak?

chiếu tia sáng (tia lade) từ kk vào nc, quan sát, tính toán >>> kết luận

VD : đầy
 
C

cunlongxu

Giải bài tập!

Các bạn giải giúp:
Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 cm, chiết suất [TEX]n=\frac{4}{3}[/TEX]. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt M cách mặt nước 30 cm; nhìn thẳng góc xuống đáy chậu. Xác định khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước. Vẽ đường đi của ánh sáng qua quang hệ trên.
Đây là bài tập số 5 trang 218 SGK.
Các bạn giúp đỡ, mình đang cần gấp!:)
 
P

phamminhkhoi

Xây dựng: Bạn có thấy một đoàn quân khi đi ngang qua một mặt phẳng phân cách (ví dụ một bờ cát bới một bờ cỏ) đều đi lệch đường không? Đó là họ đi tìm một con đường để đi nhanh hơn. Đó chính là nguyên do khiến người ta suy nghĩ về hiện tượng khúc xạ: Phải chăng đến một mặt phẳng sáng các proton trong ánh sáng cũng như các người lính kia sẽ đi lệch đường? (sau này khoa học chứng minh được rằng khi đi qua những môi trường có chiết suất khác nhau, ánh sáng sẽ bị gấp khúc). Đó là nền tảng cho các định luật về khúc xạ và phản xạ.
Còn thí nghiệm-rất đơn giản: nếu bạn không có đủ dụng cụ có thể làm theo cách này: Đặt 1 đòng xu vào cái chậu sao cho mắt bạn ko nhìn thấy được nó vì bị thành chậu che khuất. Sau đó nhờ một người bạn đổ nước vào (bạn giữ mắt ở vị trí cũ). Đồng xu sẽ chìm trong nước và...bạn nhìn thấy nó rồi...Điều này chứng tỏ ánh sáng đã bị lệch khi truyền từ nc qua ko khí. Bạn cũng có thể dễ dàng tính được góc lệch nếu như biết thông số chi tiết.
Còn kim cương tại sao trong suốt. Bạn hãy làm một thí nghiệm nhỏ: thả một mảnh thuỷ tinh sạch vào một chậu nước cất, mảnh thuỷ tinh sẽ...biến mất. Đó là do chiết suất của nước nguyên chất và thuỷ tinh là gần như nhau nên ánh sáng truyền từ vật sẽ bị phản xạ ko tới được mắt bạn. Kim cương cũng thế. Do chiết suất của KC và ko khí là như nhau nên bạn mới thấy KC trong suốt tới vậy. Còn các màu sắc của KC là do sự tán xạ và phản xạ (mình không dám nói chắc), bạn sẽ được học thêm ở lớp 12.
Hiện tượng ảo ảnh ko chỉ ở sa mạc mà còn ở trên biển hay trên cả những đại lộ lớn. Nguyên nhân là lớp hơi nước tích tụ trên mắt đất làm cho đường đi của ánh sáng bị lệch nên khiến bạn nhìn thấy những thứ mà lẽ ra ở cách đó hàng dặm đường, có khi cả một thành phố.
Một vài ví dụ về hiện tượng này: Ở các bể bơi bạn sẽ nhận thấy mực nước nông hơn so với thường lệ. Đó là do hiện tượng khúc xạ. Coi chừng kẻo làm bạn với hà bá đấy.
 
Q

quynhdihoc

Các bạn giải giúp:
Một cái chậu đặt trên một mặt phẳng nằm ngang, chứa một lớp nước dày 20 cm, chiết suất [TEX]n=\frac{4}{3}[/TEX]. Đáy chậu là một gương phẳng. Mắt M cách mặt nước 30 cm; nhìn thẳng góc xuống đáy chậu. Xác định khoảng cách từ ảnh của mắt tới mặt nước. Vẽ đường đi của ánh sáng qua quang hệ trên.
Đây là bài tập số 5 trang 218 SGK.
Các bạn giúp đỡ, mình đang cần gấp!:)

Bạn vẽ hình ra nhé , ảnh của mắt là giao điểm của tia tới và tia ló trong đó tia ló từ mặt nước ra ngoài không khí ;)
Khi tia sáng từ mắt vào nước khúc xạ gặp gương phẳng sẽ phản xạ, khi đó tia phản xạ lại bị khúc xạ khi đi từ nước ra không khí.
Chỉ cần dựa vào sơ đồ này là bạn làm dc bài trên thôi ;)
Bạn có thể cm dc là ảnh của mắt sẽ là giao điểm của tia tới và pháp tuyến tại giao điểm của tia khúc xa1 và gương .
Khôgn có hình khó thế, mình chịu rồi, kết quả cuối cùng là =
 
Top Bottom