[Vật lí 11] giải thích sự nhiễm điện do hưởng ứng

T

thuyduong_a1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, thì các e tự do trong thanh kl bị đẩy ra xa quả cầu." đầu thanh kim loại xa quả cầu thừ e nên nhiễm điện âm. đầu thanh kim loại gần quả cầu thiếu e nên nhiễm điện dương "

tớ ko hiểu chỗ này ! giải thích hộ tớ cái ! tớ nghĩ là do quả cầu (-) nên nó hút điện tích (+) về mình còn đẩy điện tích (-) ra xa nhưng thầy giáo bảo ko phải !!!!!:|:|:|
 
K

ken73n

thanh kim loại trung hoà điện đặt gần quả cầu nhiễm điện âm, thì các e tự do trong thanh kl bị đẩy ra xa quả cầu.
" đầu thanh kim loại xa quả cầu thừ e nên nhiễm điện âm. đầu thanh kim loại gần quả cầu thiếu e nên nhiễm điện dương"


o-----------o (-)
A..............B....quả cầu
Thanh AB trung hoà về điện , đặt gần 1 quả cầu tích điện âm .
Do tương tác Cu-lông , các e trên thanh kl có xu hướng bị đẩy về phía đầu A .
=>Đầu A thừa e -->mang tích điện âm
Đầu B thiếu e --->mang tích điện dương.
Và ở giữa thanh AB vẫn trung hoà .

tớ nghĩ là do quả cầu (-) nên nó hút điện tích (+) về mình còn đẩy điện tích (-) ra xa nhưng thầy giáo bảo ko phải !!!!!:|:|:|

Mình nghĩ điều bạn nghĩ với điều mình vừa viết ra như nhau.
Tức là hiện tượng này ( nhiễm điện do hưởng ứng ) đều do tương tác Culong.
 
P

pntnt

" đầu thanh kim loại xa quả cầu thừ e nên nhiễm điện âm. đầu thanh kim loại gần quả cầu thiếu e nên nhiễm điện dương "

tớ ko hiểu chỗ này ! giải thích hộ tớ cái ! tớ nghĩ là do quả cầu (-) nên nó hút điện tích (+) về mình còn đẩy điện tích (-) ra xa nhưng thầy giáo bảo ko phải !!!!!:|:|:|


Nên nhớ: Trong Kim loại thì chỉ có các electron là dịch chuyển tự do tạo thành dòng đan xen giữa các hạt nhân --> tạo nên liên kết giữa các ngtử trong KL.

Bởi vậy nếu đưa 1 đầu của thanh KL(không nhiễm điện) lại gần 1 quả cầu nhiễm điện (-) thì các e tự do trong KL sẽ bị đẩy ra xa khiến 1 đầu thiếu e nên < tạm thời > (+) và đầu kia thì dư e nên < tạm thời > (-)

Và ở giữa thanh AB vẫn trung hoà .
Không phải giữa thanh mà thanh Vẫn luôn trung hoà về điện ( vì đó chỉ là sự phân bố lại điện tích chứ không làm thay đổi tổng đại số điện tích là =0)
Mình nghĩ điều bạn nghĩ với điều mình vừa viết ra như nhau.
không như nhau đâu bạn :)
Hạt nhân (+) thì không bao h bị electron hút đâu (vì mp >> me)
 
T

tiendau_tinhsau

trong 2 loại hạt này thì chỉ có e là có thể chuyển động mà thôi, nhũng hạt mang điện dương (p) sẽ không di chuyển được. và đơn giản ở đây: e mang điên âm nên khi nơi nào thùa e tất nhiên mang điện tích âm rồi và ngược lại
 
Q

quangsambn

Giả sử Thanh Kim Loại MN trung hòa về điện. Quả cầu A nhiễm điện âm,
Khi cho A gần đầu M của thanh Kim loại. Do A nhiễm điện âm nên có xu hướng hút các điện tích dương để trung hòa ở vị trí A. CÒn các e âm trong thanh Kim loại chuyển động về đầu N. nên TẠi M là điện tích Dương. Còn đầu N là điện tích âm.
Câu này trong Sgk ghi rất rõ mà. nhìn vào hình là hiểu :d
 

Puncoor

Học sinh
Thành viên
24 Tháng sáu 2019
33
22
21
Hà Nội
THPT Hai ba trung
Nên nhớ: Trong Kim loại thì chỉ có các electron là dịch chuyển tự do tạo thành dòng đan xen giữa các hạt nhân --> tạo nên liên kết giữa các ngtử trong KL.

Bởi vậy nếu đưa 1 đầu của thanh KL(không nhiễm điện) lại gần 1 quả cầu nhiễm điện (-) thì các e tự do trong KL sẽ bị đẩy ra xa khiến 1 đầu thiếu e nên < tạm thời > (+) và đầu kia thì dư e nên < tạm thời > (-)


Không phải giữa thanh mà thanh Vẫn luôn trung hoà về điện ( vì đó chỉ là sự phân bố lại điện tích chứ không làm thay đổi tổng đại số điện tích là =0)

không như nhau đâu bạn :)
Hạt nhân (+) thì không bao h bị electron hút đâu (vì mp >> me)
Hạt nhân và electron có hút nhau đó bạn nếu không thì ko thể tạo ra nguyên tử
 
  • Like
Reactions: Tín Phạm
Top Bottom