[Vật lí 11] Điện tích.

T

thienxung759

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[Vật lí 10] Khí lí tưởng.

Một lượng khí chứa trong xilanh nằm ngang được ngăn bởi một pitông (có thể di động tự do với hệ số masát k = 0,4, diện tích [TEX]20cm^2[/TEX], khối lượng 100gam).Khi khối khí trong xilanh có nhiệt độ [TEX]100^0C[/TEX], thể tích 5 lít, áp suất [TEX]0,5*10^5 Pa[/TEX] thì pitông nằm cân bằng. Hỏi khi nhiệt độ hạ xuống [TEX]0^0C[/TEX] thì pitông dịch chuyển một đoạn bao nhiêu. Biết áp suất khí quyển là [TEX]P_0 = 10^5 Pa.[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
T

thienxung759

picture.php

Hình vẽ chỉ đơn giản thế thôi.
Hệ số ma sát đấy, mình đánh nhầm.
 
H

huutrang93

picture.php

Hình vẽ chỉ đơn giản thế thôi.
Hệ số ma sát đấy, mình đánh nhầm.

Lâu lâu mới thấy một bài
Từ dữ kiện đầu, suy ra áp suất của khí cân bằng áp suất khí quyển ở điều kiện t=100 độ C
Dữ kiện 2 cho ta áp suất lúc sau bằng 0,6 lần áp suất lúc đầu, kết hợp tỉ số về nhiệt độ, ta tính được thể tích lúc sau, chia cho diện tích pít-tông, được độ dịch chuyển
Đó là suy nghĩ của mình, ai đó đánh lại thành bài giải nhé
 
H

huutrang93

Một lượng khí chứa trong xilanh nằm ngang được ngăn bởi một pitông (có thể di động tự do với hệ số masát k = 0,4, diện tích [TEX]20cm^2[/TEX], khối lượng 100gam).Khi khối khí trong xilanh có nhiệt độ [TEX]100^0C[/TEX], thể tích 5 lít, áp suất [TEX]0,5*10^5 Pa[/TEX] thì pitông nằm cân bằng. Hỏi khi nhiệt độ hạ xuống [TEX]0^0C[/TEX] thì pitông dịch chuyển một đoạn bao nhiêu. Biết áp suất khí quyển là [TEX]P_0 = 10^5 Pa.[/TEX]

đọc đi đọc lại, chợt nhận ra đề bài hình như có vấn đề
Trước hết là nói về cái hình, do pit-tông đặt nằm ngang nên bỏ qua trọng lực
Khi pit-tông cân bằng, áp suất bên trong và bên ngoài pit-tông cũng phải bằng nhau, nhưng áp suất khí quyển và áp suất do khí gây ra có sự chênh lệch lớn, vậy ngay từ ban đầu, lực ma sát đã hướng ra ngoài, và giá trị lực nén do ma sát gây ra bằng 20 (N/m^2), cũng bằng 0,5.10^5 Pa. So sánh bảng áp suất, ta thấy 2 giá trị này không bằng nhau
 
T

thienxung759

đọc đi đọc lại, chợt nhận ra đề bài hình như có vấn đề
Trước hết là nói về cái hình, do pit-tông đặt nằm ngang nên bỏ qua trọng lực
Khi pit-tông cân bằng, áp suất bên trong và bên ngoài pit-tông cũng phải bằng nhau, nhưng áp suất khí quyển và áp suất do khí gây ra có sự chênh lệch lớn, vậy ngay từ ban đầu, lực ma sát đã hướng ra ngoài, và giá trị lực nén do ma sát gây ra bằng 20 (N/m^2), cũng bằng 0,5.10^5 Pa. So sánh bảng áp suất, ta thấy 2 giá trị này không bằng nhau
Chậc! Nói gì mà rối như mì tôm thế.
Lúc đầu: [TEX]P_0 = P_1 + P_ms[/TEX]
Lúc sau: [TEX]P_0 = P_2 + P_ms[/TEX]
\Rightarrow [TEX]P_1 = P_2[/TEX]. Chẳng qua đây chỉ là quá trình đẳng áp. Hệ số ma sát, [TEX]P_0[/TEX] cho ra đều dư thừa cả.
Đề thi HSG của trường mình năm ngoái đấy.
 
C

conech123

Chậc! Nói gì mà rối như mì tôm thế.
Lúc đầu: [TEX]P_0 = P_1 + P_ms[/TEX]
Lúc sau: [TEX]P_0 = P_2 + P_ms[/TEX]
\Rightarrow [TEX]P_1 = P_2[/TEX]. Chẳng qua đây chỉ là quá trình đẳng áp. Hệ số ma sát, [TEX]P_0[/TEX] cho ra đều dư thừa cả.
Đề thi HSG của trường mình năm ngoái đấy.
tại cái [TEX]P_o[/TEX] của cậu làm tớ đau đầu mãi đấy, hóa ra nó chỉ là thừa:rolleyes:
 
Top Bottom