[Vật lí 11] Bài tập trong sách giáo khoa chuẩn...

T

tubu16

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1>Một mạch kín tròn(c) bán kính R, đặt trong từ trường đều, trong đó vecto cảm ứng từ B lúc đầu có hướng song song với mặt phẳng chứa (C) .Cho (C) quay đều quanh trục d cố định đi qua tâm của (C) và nằm trong mặt phẳng chứa (C); tốc độ quay là
mimetex.cgi
không đổi .
Xác định suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong (C).
2> Một mạch kín phẳng quay xung quanh một trục năm trong mặt phẳng chứa mạch trong một từ trường thì suất điện động cảm ứng đổi chiều một lần trong :
A: 1 vòng quay C:1/2 vòng quay
B: 2 vòng quay D: 1/4 vòng quay

Đáp án là C nhưng tại sao ạ??
Cảm ơn trước ạ!!! @};-
 
1

160795

[Vật Lý 11] Suất Điện Động - Từ trường

Một mạch kín tròn (C) bán kính R, đăt trong từ trường đều, trong đó vecto cảm ứng từ B lúc đầu có hướng song song với mặt phẳng chứa (C).Cho (C) quay đều xung quanh trục (đen ta) cố định đi qua tâm (C) và nằm trong mặt phẳng chứa (C) tốc độ quay là ô-mê-ga không đổi.Xác định suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong (C).
Cách giải dùng đạo hàm trong toán học
Chú ý: Cách đặt tiêu đề
[Môn + lớp] Tên tiêu đề
Đã sửa
 
Last edited by a moderator:
N

neumotngayem

[Vật lý 11] Bài khó Suất điện động cảm ứng

Một mạch kín (c) bán kính R đặt trong từ trường đều trong đó vectow cảm ứng từ B lúc đầu có hướng // vs mặt phẳng chứa (C) Cho (C) quay đều xung quanh trục đelta cố định đi qua tâm của (C) và nằm trong mặt phẳng chứa (C) tốc đọ quay w không đổi xác định suất điện động cảm ứng cực đại xuất hiện trong (C)
image024.png
 
S

saodo_3

Bạn xác định từ thông tại thời điểm mạch nằm song song với cảm ứng từ và tại thời điểm nó nằm vuông góc với cảm ứng từ.

- Xác định khoảng thời gian giữa hai vị trí. (Là khoãng thời gian để vòng dây quay một góc 90 độ, tính theo [TEX]\omega[/TEX]).

- Lấy độ biến thiên từ thông chia cho khoảng thời gian.
 
M

mavuongkhongnha

xin lỗi bạn neumotngayem

mình xin phép được sáp nhập các chủ đề có nội dung tương nhau :D

- sao_do chỉ nêu kiến thức nên mình bổ sung cách làm

1, bài này có thể dùng đạo ham nếu cậu học rồi thì bài này sẽ trở lên vô cùng dễ

ta có dòng điện xuất hiện là do sự thay đổi góc alpha

[TEX]\alpha_0=\frac{\pi}{2}[/TEX] ( vì lúc góc =90 độ thì mới bắt đầu có hiện tượng cảm ứng điện từ )

[TEX]\alpha =\omega.t +\alpha_o[/TEX]

[TEX]=>\large\Phi=B.S.cos(\omega.t+\alpha_o)[/TEX]

[TEX]=e_c=-\frac{\Delta\large\Phi}{\Delta}=-B.S.cos(\omega.t+\frac{\pi}{2})[/TEX]

lấy đạo hàm của hàm cos ta có :

[TEX][cos(\omega.t+\frac{\pi}{2})] '=\omega.Sin(\omega.t+ \frac{\pi}{2})[/TEX]

thay vào và biện luận được e đạt giá trị lớn nhất là :

[tex]e=B.S.\omega[/tex]

2, bạn có thể dùng kiến thức về giới hạn + các công thức xấp xỉ của hàm lượng giác

sẽ không sử dụng đạo hàm

nhưng rõ ràng e thay đổi nên ta không thể làm như bình thường

mà càn xét tại 1 thời điểm tức thời :

[TEX]cos(\omega.(t +\Delta) +\alpha_0)[/TEX]

bạn phá ra và tính giới hạn cũng được kết quả trên nhưng dài lắm :D
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom