Bài 1 khá được đấy.
Ban đầu, hai quả cầu hút nhau. Và trao đổi điện tích cho nhau. Sau đó chúng sẽ đẩy nhau vì nhiễm điện cùng dấu. (Mình chỉ hi vọng là vận tốc e lớn đủ để chúng không kịp tách nhau ra).
Sau khi trao đổi điện tích cho nhau thì quả cầu lớn sẽ nhiễm điện [TEX]q_2[/TEX] và điện tích của quả cầu nhỏ là [TEX]q_1 = q - q_2[/TEX].
Khi trao đổi e kết thúc thì thế điện trên hai quả cầu phải bằng nhau. Mà ta có công thức tính thế điện của quả cầu như sau: [TEX]V = k\frac{q}{R}[/TEX]
Từ đó có thể suy ra [TEX]q_2 = 2q_1[/TEX]
Tức [TEX]q_2 = 3,6.10^{-7}C[/TEX]
[TEX]q_1 = 1,2.10^{-7}C[/TEX]
Khi đó lực tương tác sẽ là [TEX]F = k\frac{q_1q_2}{d^2}[/TEX]
Hai quả cầu này có khối lượng bằng nhau, lực tương tác giữa chúng như nhau. Đến đây bạn tự làm tiếp nhé.
Bài 2.
Thực ra chỉ cần tính 2 dây rồi suy ra các dây còn lại.
Xét tại 1 điểm. Không còn cách nào khác hơn là tính 6 thành phần lực tác dụng lên điểm đó. Biểu diễn thành 6 vecto.
Chiếu 6 vecto lên phương 1- x sẽ được lực đàn hồi của dây 1-6.
Chiếu 6 vecto lên phương 1 - z sẽ được lực đàn hồi dây 1 - 7.