[Vật lí 10] Ứng dụng của định luật Béc-nu-li

  • Thread starter bechip159357
  • Ngày gửi
  • Replies 3
  • Views 2,609

B

bechip159357

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giải thích:
1/ Tại sao chim bay trên trời lại tạo hình chữ V mà không bay theo đường thẳng?
2/ Tại sao bình xịt nước khi ấn xuống lại có thể xịt ra nước?
3/ Tại sao khi xe có khối lượng lớn chạy qua, ta lại cảm thấy như bị cuốn theo?
giải thích giùm mình với
!!!
 
T

tiasangbongdem

Có bao giờ bạn tự hỏi vì sao lại bay theo đàn hình chữ V? Đơn giản vì khi bay bằng cách ấy, lực vổ cánh của mỗi con chim sẽ tạo ra một lực đẩy cho con chim bay trước nó và các con khác sẽ bay hai bên, lực phải chịu sẽ giảm đi rất nhiều .
Mỗi khi con chim đầu đàn cảm thấy đuối sức nó sẽ bay lùi về phía hai bên. Và một con chim khác sẽ tự động bay lên thay thế vị trí đẫn đầu.
Trong suốt chuyến bay đàn chim kêu to để động viên con chim đầu đàn luôn giữ tốc độ bay của nó.
Trong bất kỳ việc gì, những lời động viên luôn tạo nên được sức mạnh. Và khi một con chim vì quá mệt hay bị thương mà rơi xuống vài con chim khác sẽ cùng rời khỏi đàn và bay xuống đất để bảo vệ bạn mình. Khi nào con chim kia khỏe lại, chúng sẽ cùng tiếp tục lên đường. 
Và đây là một hành trình bất tận của tự nhiên, một hành trình tất yếu cho sự tồn vong của giống nòi.
Nguồn:sưu tầm
 
T

tiasangbongdem

câu 3 nhé
Khi xe lửa đang chạy với tốc độ nhanh h­ớng về phía bạn đang đứng thì đừng bao giờ bạn đứng gần đường ray quá. Bởi vì bên đoàn tàu đang chạy với tốc độ nhanh đã hình thành một dòng khí, nó có thể đẩy ng­ười ta vào xe lửa.
Để hiểu đ­ợc hiện t­ượng này, tr­ước hết chúng ta hãy làm một thí nghiệm: để một miếng giấy nhỏ dính vào phía d­ưới của môi mình, dùng sức thổi hơi về phía trư­ớc thì mảnh giấy này không bay về phía d­ưới mà lại bay lên trên. Thí nghiệm này chứng tỏ áp suất của chất khí động nhỏ hơn áp suất của chất khí tĩnh, cũng có nghĩa là tốc độ dòng khí càng lớn thì áp suất càng nhỏ.
Không khí ở bên đoàn tàu đang chạy nhanh cũng theo xe lửa mà chuyển động với tốc độ rất cao, còn không khí cách xe lửa t­ơng đối xa thì về cơ bản là đứng yên. Vì vậy áp suất của không khí ở xa xe lửa thì lớn còn áp suất của không khí ở gần xe lửa thì nhỏ. Nếu khi có ng­ười đứng gần đ­ờng ray xe lửa thì phía tr­ước ng­ười chịu áp suất của không khí chuyển động với tốc độ cao sẽ nhỏ hơn áp suất của không khí đứng yên mà phía sau ng­ười phải chịu, thân ng­ời sẽ bị đẩy về phía xe lửa. Khi xe lửa chạy với tốc độ 50 kilômét/giờ, ư­ớc l­ượng có một lực đến 8 kilogam đẩy vào ng­ời đứng bên xe, vì thế khi xe hoả chạy với tốc độ nhanh đừng bao giờ đứng ở nơi quá gần đ­ường ray, điều đó vô cùng nguy hiểm.
 
T

tiasangbongdem

Câu 2:mình cũng không rõ cấu tạo của bình xịt nước trắc nó cũng giống súng nước. Cấu tạo của bình xịt là một cái pít tông (giống xi lanh ý), hai viên bi và một lò xo, ống hút nước, ống dẫn nước. Cơ chế hoạt động khi bạn ấn pít tông xuống (trong pít tông đã có nước) thì áp suất của nước sẽ nâng viên bi ở ống dẫn nước, khi đó nước sẽ nén hòn bi ở ống hút nước không cho nước quay trở lại ống dẫn nước=> nước có thể thoát ra theo ống dẫn nước, khi bạn thôi không ấn thì lúc đó lò xo bị nén sẽ dãn ra kéo pít tông lên trên, lúc đó viên bi ở ống hút nước sẽ bị nâng lên do áp suất không khí tác dụng vào nước và nước tác dụng lên viên bi. Khi đó viên bi ở ống dẫn nước có tác dụng ngăn cho không khí không vào. Cứ như thế lặp đi lặp lại. p/s:trắc khó hiểu lắm bởi vì bạn biết đấy cái khó của học sinh là hiểu nhưng không thể diễn đạt cho người khác hiểu.
 
Top Bottom