[Vật lí 10] Tổng quan về năng lượng.

A

anhtrangcotich

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Năng lượng, nó là cái nguồn để sinh ra và duy trì sự sống.

Topic này chia sẻ vài hiểu biết của anh về năng lượng cũng như ý nghĩa của một số đại lượng vật lí, hi vọng mọi người cảm thấy thú vị.

+Trong tự nhiên, có rất nhiều dạng năng lượng như cơ năng, nhiệt năng, điện năng, năng lượng điện – từ, năng lượng nguyên tử, năng lượng sóng điện từ (bao gồm cả ánh sáng)…Nhưng nhìn chung, ta có thể chia thành 2 trạng thái tồn tại cơ bản là tồn tại ở trạng thái thế và tồn tại ở dạng năng lượng hoạt động.


Ví dụ:
- Cơ năng: Trạng thái thế là thế năng, trạng thái hoạt động là động năng.
- Nhiệt năng: Trạng thái thế là nhiệt độ, trạng thái động là sự truyền nhiệt .
- Điện năng: Trạng thái thế là thế điện, trạng thái động là dòng điện.
- Năng lượng điện từ: Trạng thái thế là từ thông, trạng thái động là dòng điện cảm ứng.
- Năng lượng nguyên tử: Trạng thái thế là các liên kết hóa học, trạng thái động là ánh sáng, động năng của các hạt và nhiệt lượng tỏa ra (nổ bom nguyên tử).
- Năng lượng ánh sáng: Trạnh thái thế không có (foton không tồn tại trái thái đứng yên), trạng thái động chính là sóng.



+ Khi có sự chênh lệch về thế, năng lượng sẽ có khả năng chuyển sang trạng thái động. - - - Năng lượng sẽ chuyển từ nơi có thế cao hơn sang nơi có thế thấp hơn. Đó là lí do tại sao mà:

- Nước chảy từ cao xuống thấp chứ không phải chảy từ nơi nhiều nước sang nơi ít nước.
- Nhiệt lượng truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp chứ không truyền từ vật có nhiệt lượng cao sang vật có nhiệt lượng thấp.
- Diện truyền từ nơi có thế cao sang nơi có thế đện thấp chứ không truyền từ nơi có dòng điện lớn sang nơi có dòng điện nhỏ.

Sự chênh lệch về thế ở mỗi dạng năng lượng được biểu diễn bằng những đại lượng vật lí khác nhau:
- Cơ năng: Đó là sự chênh lệch độ cao, độ biến dạng đàn hồi.
- Nhiệt năng: Sự chênh lệch nhiệt độ.
- Điện năng: Hiệu điện thế.
- Năng lượng điện từ: Biến thiên từ thông.
- Năng lượng nguyên tử: Độ hụt khối.
Và để đánh giá mức độ hoạt động của năng lượng, người ta cũng dùng những đại lượng đặc trưng cho từng dạng,
- Động năng: Đặc trưng bởi vận tốc.
- Sự truyền nhiệt: Nhiệt lượng.
- Dòng điện: Cường độ dòng điện.
- Năng lượng sóng: Tần số.
- Năng lượng điện từ: Cường độ dòng điện cảm ứng.
- Năng lượng nguyên tử: tần số sóng phát ra và vận tốc các hạt.

Sự chuyển hóa năng lượng:


- Các dạng năng lượng có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau, kết quả cuối cùng là chuyển về dạng nhiệt năng, bởi lẽ sự chuyển hóa từ nhiệt sang các dạng năng lượng khác không bao giờ đạt được hiệu suất 100% trong khi đó các dạng năng lượng khác chuyển về nhiệt năng thì hiệu suất 100%!


Năng lượng và vật chất:

- Năng lượng và vật chất hoàn toàn có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. Một vật tồn tại thì nó mang trong mình một năng lượng cực lớn E = mc^2.
- Trong khi đó, năng lượng lớn cũng có thể chuyển hóa thành vật chất (Có lẽ đây là lí do không có định luật bảo toàn vật chất).

- Như đã nói ở trên, đặc trưng cho năng lượng của sóng chính là tần số.



Tần số thấp. sóng chỉ đơn thuần là sự biến thiên từ trường và điện trường trong không gian. Với tần số lớn hơn, bước sóng dần ngắn lại. Lớn hơn nữa là sóng ánh sáng, chúng vừa có tình chất sóng vừa có tính chất hạt (foton). Tần số cao hơn, sóng dần chuyển sang tính chất hạt. Và cứ như thế, tiếp tục tăng, sóng sẽ mang tính chất của hạt nhiều hơn -> năng lượng đã dần chuyển sang trạng thái vật chất.


Hôm sau sẽ nói thâm phần chuyển hóa năng lượng =.= Mỏi mắt quá!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom