[Vật lí 10] Tóm tắt lý thuyết về các định luật NiuTown

M

madocthan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Thí nghiệm lịch sử của Ga-li-lê

GaLilê là người đầu tiên làm thí nghiệm để nghiên cứu chuyển động. Ông cho rằng, một hòn bi không lăn được đến độ cao ban đầu là do có ma sát. Như vậy, bằng thực nghiệm ông đã phát hiện ra một loại lực giấu mặt, đó là lực ma sát và tin rằng nếu không có lực ma sát thì không cần đến lực để duy trì chuyển động của một vật.

2. Định luật I Niutơn

Định nghĩa định luật I Niutơn: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật đang đứng yên sẽ tiếp tục đứng yên, đang chuyển động sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều.

3. Quán tính

Định luật 1 cho phép ta phát hiện ra rằng mọi vật đều có một tính chất mà nhờ đó vật tiếp tục chuyển động được ngay cả khi các lực tác dụng vào vật mất đi. Tính chất ấy gọi là quán tính.

Quán tính là tính chất của một vật có xu hướng bảo toàn vận tốc cả về hướng và độ lớn .

Định luật I được gọi là định luật quán tính và chuyển động thẳng đều được gọi là chuyển động theo quán tính.

II. Định luật II Niu-Tơn

1. Định luật II Niutơn

Niu-Tơn đã xác định được mối liên hệ giữa gia tốc lực và khối lượng của vật (coi là chất điểm) và nêu lên thành định luật sau đây được gọi là định luật II Niutơn:

Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.



Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng thì là hợp lực của lực đó:



2. Khối lượng và mức quán tính

a) Định nghĩa

Lúc đầu khối lượng chỉ được hiểu là một đại lượng dùng để chỉ lượng chất chứa trong vật nhưng định luật II NiuTơn còn cho ta một cách hiểu mới về khối lượng.

Thật vậy theo định luật II Niu-Tơn, khối lượng còn được dùng để chỉ mức quán tính của vật, cách hiểu mới này cho phép ta so sánh khối lượng của các vật bất kì, dù làm bằng cùng một chất hay làm bằng các chất khác nhau. Cứ vật nào có mức quán tính lớn hơn thì có khối lượng lớn hơn và ngược lại. Từ đó ta có định nghĩa:

Khối lượng là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật.

b) Tính chất của khối lượng

Khối lượng là một đại lượng vô hướng, dương và không đổi đối với mỗi vật.

Khối lượng có tính chất cộng: Khi nhiều vật được ghép lại thành một hệ vật thì khối lượng của hệ bằng tổng khối lượng của các vật đó.

3. Trọng lực. Trọng lượng

a) Trọng lực là lực của Trái Đất tác dụng vào các vật, gây ra cho chúng gia tốc rơi tự do. Trọng lực được kí hiệu là


Ở gần Trái Đất, trọng lực có phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống và đặt vào một điểm đặc biệt của mỗi vật, gọi là trọng tâm của vật.

b) Ta có độ lớn của trọng lực tác dụng lên một vật gọi là trọng lượng của vật kí hiệu là . Trọng lượng của vật được đo bằng lực kế.

c) Công thức của trọng lực
 
M

madocthan

TẶng anh em trong box lý bài thơ nè: Dù đục dù trong con sông vẫn chảy Dù thấp dù cao cây lá vẫn xanh Dù người phàm tục hay kẻ tu hành Đều phải sống từ những điều rất nhỏ Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó Sao ta không tròn ngay từ trong tâm Đất ấp ôm cho mọi hạt nảy mần NHưng chồi tự vươn lên kiếm anh sáng Nếu tất cả đường đời đều trơn láng Chắc gì ta đã nhận ra ta????????? ]]
 
Top Bottom