[Vật lí 10] ôn tập

T

tieungunhi_16

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1, viết các phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển động tròn đều
2, các công thức của lực cơ học ( nêu rõ chúng xuất hiện khi nào, phương, chiều, độ lớn)
3, công thức bảo toàn cơ năng( nói rõ trường hợp nào áp dụng được)
4, viết công thức momen lưcf. nêu điều kiện cân bằng của vật
 
L

ljnhchj_5v

1.
- Phương trình chuyển động thẳng đều: [TEX]x = x_o + v.t[/TEX]
+ [TEX]x_0[/TEX]: tọa độ của chất điểm tại thời điểm ban đầu [TEX]t_o = 0[/TEX]
+ x: tọa độ tại thời điểm t sau đó
+ v: vận tốc của chất điểm

- Phương trình chuyển động tròn đều:
+ Phương trình của chuyển động tròn với bán kính quỹ đạo r, chu vi C = 2π r. Chu kỳ T, vận tốc góc ω: [TEX]\omega = \frac{2\pi}{T}[/TEX]
+ Góc [TEX]\theta[/TEX] quét trên mặt phẳng quỹ đạo trong một thời gian t: [TEX]\theta = 2\pi\frac{t}{T} = \omega.t [/TEX]

2. Các công thức của lực cơ học:
- Trọng lực: [TEX]\vec P \ = m.\vec g\[/TEX]
+ Cùng phương, cùng chiều với gia tốc rơi tự do
- Lực đàn hồi của lò xo: [TEX]F_{dh} = k.\large\Delta l[/TEX]
- Lực ma sát: [TEX]F_{ms} = \mu.N[/TEX]
- Lực hướng tâm: [TEX]F_{ht} = m. \frac{v^2}{R} = m.\omega.R[/TEX] (chỉ xuất hiện trong chuyển động tròn.
- Lực quán tính: [TEX]\vec F_{qt} \ = - m.\vec a\[/TEX] (chỉ xuất hiện trong hệ qui chiếu phi quán tính)

3. Công thức bảo toàn cơ năng: (vật chuyển động trong trọng trường)
- Xét một vật chuyển động trong trọng trường từ M đến N: [TEX]W_M = W_N[/TEX]
- Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật là đại lượng bảo toàn:
[TEX]W = W_d + W_t = \frac{1}{2}.m.v^2 + m.g.z[/TEX] = hằng số
- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng (động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại.
- Tại vị trí nào động năng cực đại thì thế năng cực tiểu (bằng không) và ngược lại.

4.
- Công thức tính momen lực: M = Fd
+ d: cánh tay đòn
+ M: mômen
- Điều kiện cân bằng của vật: Muốn cho một vật rắn có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng momen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng momen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại.
[TEX] \sum M = \sum M'[/TEX]
 
Top Bottom