[Vật lí 10] Ôn tập chương I dành cho các bạn phải thi KSCL

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nghgh97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. Một số câu hỏi ôn tập lí thuyết cơ bản:
Câu 1:
a. Chuyển động cơ là gì?
Chuyển động cơ của một vật (gọi tắt là chuyển động) là sự thay đổi vị trí của vật đó so với các vật khác theo thời gian.
b. Chất điểm là gì?
Một vật chuyển động được coi là một chất điểm nếu kích thước của nó rất nhỏ so với độ dài đường đi (hoặc so với những khoảng cách mà ta đề cập đến).
c. Hệ quy chiếu là gì?
Hệ quy chiếu gồm:
- Một vật làm mốc, một hệ tọa độ gắn với vật làm mốc;
- Một mốc thời gian và một đồng hồ.
d. Mốc thời gian là gì?
Mốc thời gian (gốc thời gian) là thời điểm bắt đầu đo thời gian khi mô tả chuyển động của vật.
Câu 2:
a. Định nghĩa chuyển động thằng đều
Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng, trong đó chất điểm có vận tốc tức thời không đổi.
b. Viết công thức tính quãng đường đi của chuyển động thẳng đều?
\[S = vt\]
c. Viết phương trình chuyển động thẳng đều
\[x = {x_0} + vt\]
$x_0$ là tọa độ của chất điểm tại thời điểm đầu
x là tọa độ tại thời điểm t
v là vận tốc
$ \Rightarrow $ Tọa độ x là hàm bậc nhất của thời gian
d. Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là đường như thế nào?
Đồ thị tọa độ - thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng xiên góc với trục hoành Ot.
Câu 3: Nêu các đặc điểm của vectơ vận tốc tức thời của một vật?
Vectơ vận tốc tức thời $\overrightarrow v $ của một vật có:
-Gốc: tại vật chuyển động
-Hướng: là hướng của chuyển động
-Có độ dài tỉ lệ với độ lớn của vận tốc tức thời theo một tỉ xích nào đó.
 
Last edited by a moderator:
N

nghgh97

Câu 4:
a. Định nghĩa chuyển động thẳng biến đổi đều
Là chuyển động thẳng, trong đó độ lớn của vận tốc tức thời hoặc tăng đều, hoặc giảm đều theo thời gian.
b. Định nghĩa chuyển động thẳng nhanh dần đều?
Là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
c. Định nghĩa chuyển động thẳng chậm dần đều?
Là chuyển động thẳng có độ lớn của vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian.
Câu 5: Gia tốc đặc trưng cho điều gì? Viết công thức tính gia tốc? Đơn vị gia tốc trong hệ SI là gì?
Gia tốc đặc trưng cho độ nhanh hay chậm của sự biến đổi vectơ vận tốc của chất điểm.
Gia tốc là đại lượng vectơ:
\[\overrightarrow a = \dfrac{{\overrightarrow v - \overrightarrow {{v_0}} }}{{t - {t_0}}} = \dfrac{{\Delta \overrightarrow v }}{{\Delta t}}\]
Đơn vị gia tốc trong hệ SI là mét trên giây bình phương $\left( {m/{s^2}} \right)$.
Câu 6:
a. Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
-Gốc: ở vật chuyển động
-Phương: trùng với phương của vectơ vận tốc
-Chiều: cùng chiều của vectơ vận tốc
-Độ dài: tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.

a. Nêu đặc điểm của vectơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều
-Gốc: ở vật chuyển động
-Phương: trùng với phương của vectơ vận tốc
-Chiều: ngược chiều của vectơ vận tốc
-Độ dài: tỉ lệ với độ lớn của gia tốc theo một tỉ xích nào đó.
Câu 7:
a. Viết công thức tính vận tốc của chuyển động thẳng biến đổi đều? Nói rõ quy ước dấu? Đồ thị vận tốc - thời gian là đường như thế nào?
\[v = {v_0} + at\]
Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì a và v cùng dấu.
Trong chuyển động thẳng chậm dần đều thì a và v trái dấu.
Đồ thị vận tốc - thời gian là một đường thẳng xiên góc với trục hoành Ot.
b. Viết công thức tính quãng đường đi được của chuyển động biến đổi đều?
\[S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\]
c. Viết phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều?
\[x = {x_0} + {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}\]
Trong đó:
$v_0$ là vậnt tốc đầu
a là gia tốc
$x_0$ là tọa độ đầu
x là tọa độ vào thời điểm t
d. Viết công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được độc lập với thời gian?
\[{v^2} - v_0^2 = 2aS\]
Câu 8: Chứng minh công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được độc lập với thời gian?
Ta có: $v = v_0 + at$ (1)
$S = {v_0}t + \dfrac{1}{2}a{t^2}$ (2)
Từ (1) $ \Rightarrow t = \dfrac{{v - {v_0}}}{a}$ thay vào (2) ta được:
\[S = {v_0}\left( {\dfrac{{v - {v_0}}}{a}} \right) + \dfrac{1}{2}a{\left( {\dfrac{{v - {v_0}}}{a}} \right)^2} = \dfrac{{{v^2} - v_0^2}}{{2a}}\]
\[ \Rightarrow {v^2} - v_0^2 = 2aS\]
 
N

nguyengiahoa10

Câu 9:
a. Yếu tố nào ảnh hưởng đến sự rơi nhanh hay chậm của các vật khác nhau trong không khí?
Là sức cản của không khí.
b. Nếu loại bỏ được ảnh hưởng của không khí thì các vật sẽ rơi như thế nào?
Mọi vật đều rơi như nhau.
Câu 10:
a. Sự rơi tự do là gì?
Sự rơi tự do là sự rơi của vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực.
b. Nêu các đặc điểm của sự rơi tự do?
-Chuyển động rơi tự do được thực hiện theo phương thẳng đứng, có chiều từ trên xuống dưới.
-Rơi tự do là một chuyển động thẳng nhanh dần đều.
-Ở cùng một nơi trên Trái Đất, các vật đều rơi tự do với cùng gia tốc g. Giá trị của g thường được lấy $g \approx 9,8 m/{s^2}$.
-Gia tốc rơi tự do phụ thuộc vào vĩ độ địa lí, độ cao và cấu trúc địa chất của nơi đó.
c. Nêu đặc điểm của gia tốc rơi tự do?
Tại một nơi nhất định trên Trái Đất và ở gần mặt đất, các vật đều rơi với cùng một gia tốc g và gọi là gia tốc rơi tự do.
Gia tốc rơi tự do ở các nơi khác nhau trên Trái Đất thì khác nhau chút ít.
d. Viết các công thức của chuyển động rơi tự do?
Khi vật rơi tự do, không vận tốc đầu thì:
1) Công thức tính vận tốc:
\[v = gt\]
2) Công thức tính quãng đường đi được của vật:
\[S = \dfrac{1}{2}g{t^2}\]
3) Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được độc lập với thời gian:
\[{v^2} = 2gS\]
 
L

l4s.smiledonghae

Câu 11a: Chuyển động tròn đều là gì?
Chuyển động tròn đều là chuyển động có quỹ đạo tròn và có tốc độ trung bình trên mọi cung tròn là như nhau.
Câu 11b: Nêu điểm đặt, phương, chiều, độ lớn của vectơ vận tốc $\overrightarrow v $ trong chuyển động tròn đều?
-Điểm đặt: trên vật chuyển động
-Phương: trùng với tiếp tuyến của đường tròn quỹ đạo
-Chiều: cùng chiều chuyển động
-Độ lớn:
\[v = \dfrac{{\Delta S}}{{\Delta t}} = const\]
với ${\Delta S}$ là cung tròn mà chất điểm đi được trong khoảng thời gian ${\Delta t}$
Độ lớn v của vectơ vận tốc trong chuyển động tròn đều gọi là tốc độ dài.
Câu 12: Tốc độ góc là gì? Tốc độ góc được xác định như thế nào? Đơn vị của tốc độ góc là gì?
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là đại lượng đo bằng góc bán kính OM quét được trong một đơn vị thời gian:
\[\omega = \dfrac{{\Delta \varphi }}{{\Delta t}}\]
Trong đó:
$\omega$ là tốc độ góc
$\Delta \varphi$ là góc mà bán kính OM quét được trong thời gian ${\Delta t}$
Đơn vị đo tốc độ góc trong hệ SI là radian trên giây $\left( {rad/s} \right)$.
Tốc độ góc của chuyển động tròn đều là một đại lượng không đổi.
Câu 13: Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài và tốc độ góc?
\[v = \omega r\]
Trong đó:
$\omega$ là tốc độ góc
v là tốc độ dài
r là bán kính quỹ đạo
 
Last edited by a moderator:
N

nguyengiahoa10

Câu 14: Chu kỳ T của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kỳ và tốc độ góc? Đơn vị của chu kỳ trong hệ SI là gì?
Chu kỳ của chuyển động tròn đều là thời gian để vật đi được một vòng.
Công thức liên hệ giữa chu kỳ và tốc độ góc:
\[T = \dfrac{{2\pi }}{\omega }\]
Đơn vị đo chu kỳ trong hệ SI là giây (s).
Câu 15: Tần số của chuyển động tròn đều là gì? Viết công thức liên hệ giữa chu kỳ và tần số? Đơn vị của tần số trong hệ SI là gì?
Tần số f của chuyển động tròn đều là số vòng mà vật đi được trong 1 giây.
Công thức liên hệ giữa chu kỳ và tần số:
\[f = \dfrac{1}{T}\]
Đơn vị của tần số là vòng/s hay héc (Hz).
Câu 16: Tại sao chuyển động tròn đều có gia tốc?
Trong chuyển động tròn đều, vận tốc tuy có độ lớn không đổi nhưng hướng lại luôn thay đổi, nên chuyển động này có gia tốc.
Câu 17: Tại sao gia tốc của chuyển động tròn đều gọi là gia tốc hướng tâm?
Gia tốc trong chuyển động tròn đều luôn hướng vào tâm của quỹ đạo nên gọi là gia tốc hướng tâm.
Câu 18: Nêu những đặc điểm của vectơ gia tốc hướng tâm trong chuyển động tròn đều?
-Điểm đặt: trên vật chuyển động
-Phương: trùng vời bán kính nối từ vật đến tâm quỹ đạo
-Chiều: luôn hướng vào tâm của quỹ đạo
-Độ lớn: tính bởi công thức:
\[{a_{ht}} = \dfrac{{{v^2}}}{r} = r{\omega ^2}\]
Câu 19:
a. Viết công thức liên hệ giữa tốc độ dài, chu kỳ, tần số.
\[v = \dfrac{{2\pi r}}{T} = 2\pi fr\]
b. Viết công thức liên hệ giữa tốc độ góc, chu kỳ, tần số.
\[\omega = \dfrac{{2\pi }}{T} = 2\pi f\]
 
L

l4s.smiledonghae

Câu 20: Viết công thức cộng vận tốc?
Công thức cộng vận tốc:
\[\overrightarrow {{v_{1,3}}} = \overrightarrow {{v_{1,2}}} + \overrightarrow {{v_{2,3}}} \]
Trong đó:
$\overrightarrow {{v_{1,3}}}$ là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận tốc tuyệt đối.
$\overrightarrow {{v_{1,2}}}$ là vận tốc của vật đối với hệ quy chiếu chuyển động, gọi là vận tốc tương đối.
$\overrightarrow {{v_{2,3}}}$ là vận tốc của hệ quy chiếu chuyển động đối với hệ quy chiếu đứng yên, gọi là vận tốc kéo theo.
Phát biểu:
Vectơ vận tốc tuyệt đối bằng tổng vectơ vận tốc tương đối và vectơ vận tốc kéo theo.

HẾT PHẦN LÍ THUYẾT.
 
Last edited by a moderator:
N

nguyengiahoa10

CHƯA HẾT LÍ THUYẾT ĐÂU :D
*Công thức tính độ lớn vectơ tổng:
1/Phương pháp hình học:

+Nếu $\overrightarrow {{v_{1,2}}} $ cùng chiều $\overrightarrow {{v_{2,3}}} $:
\[{v_{1,3}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}}\]
+Nếu $\overrightarrow {{v_{1,2}}} $ ngược chiều $\overrightarrow {{v_{2,3}}} $:
\[{v_{1,3}} = \left| {{v_{1,2}} - {v_{2,3}}} \right|\]
+Nếu $\overrightarrow {{v_{1,2}}} $ vuông góc $\overrightarrow {{v_{2,3}}} $:
\[{v_{1,3}} = \sqrt {v_{1,2}^2 + v_{2,3}^2} \]
*Chú ý:
${v_{1,3}}$, ${v_{1,2}}$, ${v_{2,3}}$ > 0
2/Phương pháp đại số (chỉ sử dụng khi các vectơ cùng phương):

Khi $\overrightarrow {{v_{1,2}}} $ và $\overrightarrow {{v_{2,3}}} $ cùng phương ta bỏ dấu vectơ và chuyển thành biểu thức đại số:
\[{v_{1,3}} = {v_{1,2}} + {v_{2,3}}\]
*Chú ý:

+${v_{1,3}}$, ${v_{1,2}}$, ${v_{2,3}}$ > 0 khi $\overrightarrow {{v_{1,3}}} $, $\overrightarrow {{v_{1,2}}} $, $\overrightarrow {{v_{2,3}}} $ cùng chiều dương.

+${v_{1,3}}$, ${v_{1,2}}$, ${v_{2,3}}$ < 0 khi $\overrightarrow {{v_{1,3}}} $, $\overrightarrow {{v_{1,2}}} $, $\overrightarrow {{v_{2,3}}} $ ngược chiều dương.

3/Chú ý:

\[\overrightarrow {{v_{1,2}}} = - \overrightarrow {{v_{2,1}}} \]
+Trong phương pháp đại số:
\[{v_{1,2}} = - {v_{2,1}}\]
${v_{1,2}}$, ${v_{2,1}}$ là các giá trị đại số
+Trong phương pháp hình học:
\[{v_{1,2}} = {v_{2,1}}\]
${v_{1,2}}$, ${v_{2,1}}$ là độ lớn.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom