[Vật lí 10] Những câu hỏi vớ vẩn.

S

saodo_3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Đứng trên cái cân đồng hồ 100 Kg, nếu chạm tay vào tường thì thấy số chỉ trên cân giảm. Vậy có phải khối lượng của chúng ta đã giảm?

2. Cũng đứng trên cái cân ấy, nếu khi nhún thì thấy kim đồng hồ tăng giảm liên tục. Vậy có phải khối lượng đang thay đổi?
 
C

congratulation11

1. Do tường có ma sát.

2. Không chỉ nhún mà khi quơ chân tay nó cũng đã chỉ loạn xạ rồi. Nhưng sau đó nó lại trở về trạng thái cân bằng

Nhún ---> Trọng tâm O thay đổi ---> Nếu coi ngươi là chất điểm thì người đang cđ, do lực từ các cơ, đây là lực tức thời.

Người lại "gắn" với bàn cân ---> bàn cân thay đổi vị trí ---> chỉ khác đi.

Như đã nói ở trên thì lực của cơ là lực tức thời khi hệ cân bằng thì cân lại ổn định.
 
S

saodo_3

Như vậy có thể kết luận là khi chạm tay vào tường, khối lượng của chúng ta thay đổi?
 
C

congratulation11

Như vậy có thể kết luận là khi chạm tay vào tường, khối lượng của chúng ta thay đổi?

Không phải, hợp của độ lớn trọng lực và lực ma sát tác dụng lên cân nhỏ hơn trọng lực tác dụng lên cân (Bởi vì lực ma sát ngượch hướng trọng lực).
 
S

saodo_3

Nhưng chẳng phải cái cân là để đo khối lượng sao? Lực thì nó đâu ảnh hưởng gì tới khối lượng.
 
C

congratulation11

Nhưng chẳng phải cái cân là để đo khối lượng sao? Lực thì nó đâu ảnh hưởng gì tới khối lượng.

Soắn hơn cả lò xo!.
-----------------
Không biết bằng cách nào người ta đã tìm cách bỏ qua khối lượng của bàn cân để cân khối lượng vật $m$ 1 cách chính xác.

Khi cân thăng bằng, tức kim chỉ ổn định, lực đàn hồi của lò xo phía dưới cân bằng với áp lực tác dụng từ trên xuống.

Coi người "gắn" với bàn cân. Bởi nếu lơ lửng thì ...

Do vậy áp lực này là hợp của trọng lực tác dụng lên người và lực ma sát.

Lực ma sát ngược hướng với trọng lực. Do vậy độ lớn của hợp lực này đương nhiên nhỏ hơn trọng lượng vật m rồi!

Theo định luật III Niu tơn thì do áp lực lúc sau nhỏ hơn lúc đầu ---> đpcm
 
S

saodo_3

Vậy tại sao anh nghe nói trên Mặt Trăng, người ta dùng cân để đo khối lượng chứ không dùng lực kế.

Rõ ràng trên mặt trăng, lực giảm đi rất nhiều, vậy mà cân vẫn đo được chính xác khối lượng?
 
Last edited by a moderator:
C

congratulation11

Vậy tại sao anh nghe nói trên Mặt Trăng, người ta dùng cân để đo khối lượng chứ không dùng lực kế.

Rõ ràng trên mặt trăng, lực giảm đi rất nhiều, vậy mà cân vẫn đo được chính xác khối lượng?

Người ta dùng cân gì??? Đơn vị khối lượng lúc ấy vẫn là kg, đơn vị trọng lượng vẫn là N???
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

1. Đứng trên cái cân đồng hồ 100 Kg, nếu chạm tay vào tường thì thấy số chỉ trên cân giảm. Vậy có phải khối lượng của chúng ta đã giảm?

2. Cũng đứng trên cái cân ấy, nếu khi nhún thì thấy kim đồng hồ tăng giảm liên tục. Vậy có phải khối lượng đang thay đổi?

Mấy vụ này không rành, đoán thử vậy!

1. Tổng hợp lực từ phản lực và ma sát do tường tác dụng khi ta chạm tay có một thành phần thẳng đứng tác dụng vào cơ thể ta. Để ta cân bằng trên cân, lò xo trong cân biến dạng một đoạn, lực đàn hồi sinh ra do biến dạng này đúng bằng lực theo phương thẳng đứng do tường tác dụng lên ta. Nói tóm lại, lực đàn hồi của lò xo trong cân bằng tổng hợp lực của trọng lực cơ thể ta và thành phần lực thẳng đứng do tường tác dụng vào ta.

2. Nhún xuống là kích thích cho lò xo trong cân dao động, và quá trình xảy ra y hệt con lắc đơn (ta là vật khối lượng m đó =]]) ... Độ biến dạng cũng thay đổi liên tục nên cân nhảy qua nhảy lại =]]


Tóm lại hai câu hỏi này cho ta nhận định lại về cân đồng hồ: Bản chất của cân đồng hồ là đo TRỌNG LƯỢNG, không phải khối lượng. Đồng thời, việc dùng cân ở từng địa điểm khác nhau là khác nhau. Cân ở trái đất và mặt trăng có động cứng không giống nhau ;))


p/s: Phát biểu thấy oai phong lẫm liệt ghê, nhưng mong là đừng sai giùm cái :((
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Thế thì đệ nghĩ cân ở đâu có độ cứng lớn hơn? Trái Đất hay Mặt Trăng?
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Thế thì đệ nghĩ cân ở đâu có độ cứng lớn hơn? Trái Đất hay Mặt Trăng?

Cách 1:
Khi cân thăng bằng: [TEX]\Delta l=\frac{mg}{k}[/TEX]
Để đo đúng được khối lượng m thì thằng k và thằng g phải bằng nhau. Từ đó suy ra lò xo của cân trên trái đất cứng hơn.

Cách 2: Ban đầu nghĩ ra cách này trước, nhưng để rõ ràng thì đành ghi thêm cách 1 ;))
Gia tốc trọng trường trên trái đất lớn hơn. Coi như gia tốc trọng trường trên trái đất rất lớn và trên mặt trăng rất nhỏ. Khi đó, chả nhẽ dùng lò xo độ cứng nhỏ dùng cho cân trên trái đất và lò xo độ cứng lớn cho cân trên mặt trăng, không hợp lý. Suy ra làm ngược lại thì ổn =]]
 
S

saodo_3

Trên Mặt Trăng, dùng cân lò xo kiểu gì chả sai, vì cân lò xo chả khác gì cái lực kế.

Cân có quả cân thì khác. Nó so sánh khối lượng vật với khối lượng quả cân nên không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Trên Mặt Trăng, dùng cân lò xo kiểu gì chả sai, vì cân lò xo chả khác gì cái lực kế.

Cân có quả cân thì khác. Nó so sánh khối lượng vật với khối lượng quả cân nên không phụ thuộc vào gia tốc trọng trường.

Cái đó thì biết rồi ... nhưng quan trọng là việc so sánh độ cứng của cân đồng hồ có liên quan gì tới vụ này ... Đọc lại mấy cái bài gần nhất xem ;))

Tức ý đệ là huynh có một ý kiến so sánh độ cứng khác của đệ đó mừ =]] Ai ngờ ý kiến đó rất liên quan =]]
 
S

saodo_3

Cái đó thì biết rồi ... nhưng quan trọng là việc so sánh độ cứng của cân đồng hồ có liên quan gì tới vụ này ... Đọc lại mấy cái bài gần nhất xem ;))

Tức ý đệ là huynh có một ý kiến so sánh độ cứng khác của đệ đó mừ =]] Ai ngờ ý kiến đó rất liên quan =]]

Tại đệ cứ sa sâu vào vấn đề cân đồng hồ nên troll thôi.

Sẽ chả để làm gì nếu chế tạo 1 cái cân lò xo cân đúng trên mặt trăng chỉ để sử dụng có 1 lần. Mà muốn chế tạo được phải đi qua đi lại mấy vòng giữa Trái Đất và Mặt Trăng để cân thử nghiệm ấy chứ.
 
S

saodo_3

TH1: Một người đứng trên bờ, một người đứng trên thuyền cùng kéo sợi dây với một lực F.

TH2: Một người đứng trên thuyền nắm 1 đầu dây và kéo với lực F. Đầu dây còn lại buộc vào một cây cọc trên bờ.

TH nào thuyền vào bờ nhanh hơn?
 
Top Bottom