[Vật lí 10] Những câu hỏi cơ học

N

nguyentuvn1994

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đây là một số câu hỏi mà mình nghĩ mãi không giải thích nổi,có bác nào có thể giải thich cho mình được không (làm ơn nói ngắn gọn rõ ràng và dễ hiểu nhé):khi (15):

?1;Có phải tất cả mọi vật đều có lực đàn hồi không? Nếu có thì tại sao vật có thể sinh ra lực đàn hồi và Bản chất lực đàn hồi là gì???

?2:Tại sao lại có sự ma sát giữa các vật? Bản chất lực ma sát là gì??

?3:Tại sao các giọt nước cất rơi ra từ 1 cái vòi luôn có kích thước và khối lượng như nhau? Tại sao chúng phải đạt tới một khối lượng nhất định rồi mới có thể rơi xuống? Lực gì đã giữ nước lại khi chưa đạt tới 1 khối lượng nhất định nào đó??

?4:Vì sao các giọt nước mưa có thể đọng lại trên một sợi dây bị kéo căng dưới mưa?

?5: Trong một môi trường chân không và không có trọng lượng, nếu ta ném một vật thì vật đó sẽ có chuyển động như thế nào?Khi ném tay ta tác dụng lực vào vật vậy thì phản lực của vật vào tay ta là có hay không và nếu có thì tại sao vật bay được trong khi hai lực này có độ lớn bằng nhau??
?6:Khi vật đang rơi trong môi trường chân không thì phản lực của trọng lực tác dụng vào vật ở đâu??
Xin thank trước luôn nhé!!:khi (196)::khi (67)::khi (77):
 
T

tutooo

mình trả lời thế này, nếu sai thì đừng chê nhé, tại mình chưa học phần này mà.
?1 tất cả mọi vật đều có lực đàn hồi,ỏơ một số vật do lưc đó quá nhỏ nên không thể nhận ra thôi. bản chất của lực đàn hồi chính là phản lực (NiuTon III)... đoán thế thôi.
?2 ban đầu, nguời ta cho rằng, ma sát sinh ra do 2 bề mặt tiếp xúc không phẳng chúng có những chỗ lồi lên và lõm xuống. khi vật chuyển động, cácchỗ lồi lên sẽ dụơc móc vào nhau, khi đó, vật phai chịu tác dụng của một lực đủ lớn để có thể vượt qua được những "ngọn đồi" đó. vì vậy, bề mặt càng mấp mô thì lực cần td càng lớn.
nhưng điều này sai một cách căn bản. cho đến nay, bản chất lực ma sát vẫn chưa dc làm sáng tỏ. không phải bản chất lực ma sát phức tạp mà do thí nghiệm lực ma sát rất nhay cảm với viêc xử lí bề mặt, rât khó có thể thực hiện lại...(ST)
?5 vật sẽ cđ thẳng đều, vì không có lưc nào td vào vật
khi đó vật có td vào tay ta một lực bằng lưc ném, do tay khó thay đổi vận tốc hơn và phần lớn lực vật td lên tay không có tác dụng làm tay cđ. cũng như việc ta sút bóng vào tường.
?6 l((((ựchấp dẫn))))
 
H

huutrang93

Đây là một số câu hỏi mà mình nghĩ mãi không giải thích nổi,có bác nào có thể giải thich cho mình được không (làm ơn nói ngắn gọn rõ ràng và dễ hiểu nhé):khi (15):
?3:Tại sao các giọt nước cất rơi ra từ 1 cái vòi luôn có kích thước và khối lượng như nhau? Tại sao chúng phải đạt tới một khối lượng nhất định rồi mới có thể rơi xuống? Lực gì đã giữ nước lại khi chưa đạt tới 1 khối lượng nhất định nào đó??

?4:Vì sao các giọt nước mưa có thể đọng lại trên một sợi dây bị kéo căng dưới mưa?

2 hiện tượng này là do lực căng bề mặt, sang học kì 2 bạn sẽ được học kĩ hơn về phần này
 
N

nguyentuvn1994

tutooo giải thích câu ?5 không xác đáng cho lắm vì rõ ràng vật đã tăng tốc từ 0 đến một vận tốc nào đó cơ mà vậy thì chuyển động này phải là nhanh dần đều chứ ??Và như vậy thì gia tốc của vật sẽ được giữ nguyên như khi vật bắt đầu chuyển động=>vận tốc của vật sẽ có thể tăng vô cùng (mình nghĩ là như vậy đó nhưng không biết có đúng không nữa)
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

?5: Trong một môi trường chân không và không có trọng lượng, nếu ta ném một vật thì vật đó sẽ có chuyển động như thế nào?Khi ném tay ta tác dụng lực vào vật vậy thì phản lực của vật vào tay ta là có hay không và nếu có thì tại sao vật bay được trong khi hai lực này có độ lớn bằng nhau??

Ý bạn là trong môi trường mà lực hấp dẫn bằng 0 hay môi trường mà các phi hành gia ngoài Trái Đất đang sống, nếu ta tác dụng lực vào 1 vật thì điều gì xảy ra phải không?
 
N

nguyentuvn1994

Đúng vậy đó là môi trường mà lực hấp dẫn bằng 0. Tôi muốn biết nếu tác dụng lực vào vật trong môi trường như vậy thì điều gì sẽ xảy ra với chuyển động của vật
 
B

beebkhn

-Bản chất của lực đàn hồi là sự dịch chuyển của các nguyên, phân tử trong mạng cấu trúc nên vật đó ở dạng vi mô, mà độ dịch chuyển không vượt quá độ dài của 1 đơn vị ô cơ sở (khoảng cách giữa 2 nguyên tử gần nhất).
-Vật chuyển động trong môi trường không trọng lượng thì vẫn áp dụng được định luật bảo toàn động lượng(mv) . khối lượng của vật không dc đo bằng cân mà đo bằng lực li tâm.
Các câu còn lại thì dễ rồi :D
 
Top Bottom