[Vật lí 10] Một vài câu hỏi nhỏ.

S

saodo_3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) Vì sao chúng ta không bao giờ căng thẳng được một sợi dây? Hay nói cách khác, vì sao sợi dây căng ngang luôn bị võng, dù lực căng rất lớn.

VD: Dây điện, dây treo quần áo.....

2) Một sợi dây được buộc vào hai điểm có cùng cao độ (độ cao tuyệt đối). Treo vào sợi dây một vật nặng sao cho nó có thể trượt không ma sát dọc theo sợi dây.

Chứng minh rằng vật nặng sẽ cân bằng tại điểm giữa đoạn dây.
 
W

winterinmyhearts

Theo em dây có lực đàn hồi, khi kéo căng dây ra sẽ tạo ra lực đàn hồi có xu hướng đưa dây về trạng thái ban đầu, như vậy dây sẽ chịu tác động của 2 lực làm cho dây bị giãn ra ( do chất liệu của dây) => chiều dài của dây tăng lên và dây bị trùng. Và nếu dây chỉ chịu tác dụng của lực có cường độ nhỏ và thời gian tác dụng của lực không quá dài thì dây vẫn giữ được tính đàn hồi và biến dạng của nó là đàn hồi, nhưng tác dụng của lực có cường độ lớn và thời gian tác dụng của lực khá dài nên sợi dây không giữ được tính đàn hồi nữa và biến dạng của nó trở thành biến dạng không đàn hồi. Em vừa ăn bí
 
N

nesp

Dây không cứng như thanh gỗ ---> kéo đến đâu có cong đến đấy, rõ rệt hơn gỗ nhiều nên ta cảm thấy nó bị biến dạng dưới tác dụng của lực.

Ở đây là trong lực theo phương thẳng đứng.

Mặt khác, hai lực kéo ở hai đầu dây không kéo đều trên toàn bộ chiều dài, tiết diện dây,

---> Dây bị chùng, dù có hết sức kéo.
 
S

saodo_3

Ở đây là trong lực theo phương thẳng đứng.

Mặt khác, hai lực kéo ở hai đầu dây không kéo đều trên toàn bộ chiều dài, tiết diện dây,

---> Dây bị chùng, dù có hết sức kéo.

Ghi nhận câu: "Trọng lực theo phương thẳng đứng".

Trên suốt chiều dài, các mặt cắt gần như chịu lực giống nhau chứ.

Nói chung ý chính em vẫn còn chưa làm sáng tỏ.
 
S

saodo_3

Nếu mọi người đã chán suy nghĩ hai câu trên thì thử làm một bài tập vui vui dưới này:

3) Một vật khối lượng 5 kg được treo vào hệ 3 lò xo ghép song song nhau, có độ lớn lần lượt là: k1 = 10 N/m, k2 = 100 N/m, k3 = 1000 N/m. Tính lực đàn hồi trong từng lò xo?
 
S

saodo_3

Vậy là không ai làm nổi 1 trong 3 câu hỏi trên sao?

Ý nghĩa của các câu hỏi này:

Câu 2: Đây là cơ sở để giải những bài toán tìm sức căng của dây treo. Nếu không chứng minh được vật ở giữa sẽ không chứng minh được lực căng ở hai nửa dây bằng nhau, không có căn cứ để làm.

Câu 3: Là một bài tập khá cơ bản nhưng nó ẩn chứa một triết lí sâu xa trong cơ học.

Nếu không ai giải, 3 vấn đề này sẽ mãi mãi không có đáp án. ;))
 
C

congratulation11

1. Dây mềm + trọng lực kéo. Nếu trong mt chỉ có 2 lực căng dây, muốn căng nó sẽ căng.
2. Trọng tâm của hợp trọng lực đặt ở trung điểm dây ---> dây mềm bị võng ở giữa.
-*--> Nghiêng xuống thì vật trượt thôi có gì đâu mà sợ.
3. Hệ 3 lò xo ghép song song.
$$k=k_1+k_2+k_3=a$$
Độ biến dạng của hệ: $\Delta l=\dfrac{mg}{k}$

Bản thân trong hệ song song, mỗi lò xo đã bị biến dạng một lượng lần lượt là: $x_1,\ x_2,\ x_3$

Ta cần tìm lời giải cho bài toán: tìm độ biến dạng của mỗi lò xo trong hệ ghép song song khi chưa biết chiều dài cụ thể. Cho biết các độ cứng.
Ai giải được thì cứ giải, đến đây xin đầu hàng.

À, tìm độ biến dạng của mỗi lò xo khi hệ con lắc cân bằng thì lấy: $c=l+x$ (Lấy dấu của x cho phù hợp)

Sau đó áp dụng công thức cơ bản, ta tìm được "lực đàn hồi trong mỗi lò xo".
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

1) Chắc là cũng có hiểu đó, nhưng giải thích không rõ ràng.

2) Nếu hai điểm treo khác cao độ, vật sẽ không còn nằm ở giữa nữa. Giải thích của em xem ra không hợp lí.

3) Biến dạng của 3 lò xo phải giống nhau. Đã là một hệ ghép song song rồi mà.
 
W

windowpane

1) Vì sao chúng ta không bao giờ căng thẳng được một sợi dây? Hay nói cách khác, vì sao sợi dây căng ngang luôn bị võng, dù lực căng rất lớn.

VD: Dây điện, dây treo quần áo.....

Trọng lực theo phương thẳng đứng tác dụng vào dây, từ trên xuống. Lực căn tác dụng vào dây, từ dưới lên ( theo chiều dây sang 2 bên chứ không theo phương thẳng đứng) thường thì luôn chùng lại ở giữa dây để lực căng tác dụng vào dây cân bằng với trọng lực

Dây càng dài thì càng dể bị chùng
 
W

windowpane

2) Một sợi dây được buộc vào hai điểm có cùng cao độ (độ cao tuyệt đối). Treo vào sợi dây một vật nặng sao cho nó có thể trượt không ma sát dọc theo sợi dây.

Chứng minh rằng vật nặng sẽ cân bằng tại điểm giữa đoạn dây.

Tại điểm ở giữa đoạn dây, trọng lực tác dụng: P=mg

Lực căng dây tác dụng: T=-mg

Hai lực tác dụng vào cùng một vât, cùng điểm đặc, cùng độ lớn nhưng ngược chiều.Do đó vật cân bằng

Sở dĩ nói T=-mg là vì vẽ hình ra, dùng biến đổi tính toán, tam giác đồng dạng,... thì ra được T=-mg
 
C

congratulation11

1) Chắc là cũng có hiểu đó, nhưng giải thích không rõ ràng.

2) Nếu hai điểm treo khác cao độ, vật sẽ không còn nằm ở giữa nữa. Giải thích của em xem ra không hợp lí.

3) Biến dạng của 3 lò xo phải giống nhau. Đã là một hệ ghép song song rồi mà.

3) Ê, bây giờ chú ghép hộ:

- 1 lò xo bút Thiên long loại 3000 đ 1cm.
- 1 lò xo bút Thiên long loại 2500 đ 3cm.
- 1 lò xo nhạy dùng trong phòng thí nghiệm với kích thước y nguyên.

Ghép lại xem có thằng nào giữ nguyên chiều dài không???

2) Anh cho hai điểm treo cùng cao độ mà.
 
N

nguyenkm12

câu 1 có lẽ là do hợp lực của lực căng dây và trọng lực dây vuông góc với nhau và nó có chiều xiên (góc 45 độ)nên dây không căng được
câu 2 dây luôn bị cong ở giữa nên sẽ tạo ra mặt phẳng nghiêng lúc đó trọng lực của vật và phản lực do nó tạo ra không trực đối nên sẽ tạo ra hợp lực làm di chuyển nó theo chiều của mặt phẳng nghiêng ấy vật luôn dừng ở giữa vì khi di chuyển lên mặt phẳng nghiêng bên kia thì bị kéo xuống hướng về tâm của dây (hợp lực thay đổi) hơn nữa khi đến tâm thì tạo ra 2 lực trực đối nên tăng ma sát ở đó lớn hơn so với các phần còn lại
câu 3 em không hiểu 1 hệ ghép song song là gì ???
 
C

congratulation11

Nếu mọi người đã chán suy nghĩ hai câu trên thì thử làm một bài tập vui vui dưới này:

3) Một vật khối lượng 5 kg được treo vào hệ 3 lò xo ghép song song nhau, có độ lớn lần lượt là: k1 = 10 N/m, k2 = 100 N/m, k3 = 1000 N/m. Tính lực đàn hồi trong từng lò xo?

picture.php


Nếu theo cách tưởng tượng này thì bài ra quá đơn giản.

Các lò xo có độ biến dạng chung là $\Delta x =\dfrac{mg}{k_1+k_2+k_3}=\dfrac{5}{111}$

Từ đó ta xác định lực đàn hồi trong mỗi lò xo: $F_n=\Delta xk_n$

$F_1=\dfrac{50}{111},\ F_2=\dfrac{500}{111}, \ F_3=\dfrac{5000}{111}$

(Đơn vị: N)
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Câu 2:

picture.php


Nếu không treo vật ở giữa mà treo thế này thì vật có cân bằng được không? (Vật có thể trượt không ma sát dọc chiều dài dây).

Câu 3: Làm ra kết quả và cho nhận xét đi.
 
C

congratulation11

3. Nhận xét:
- Những vật có tính chất khác nhau sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau tới quan hệ Vật lí.
- Những vật có tính chất khác nhau nhưng được đặt vào những vị trí, hoàn cảnh tương tự sẽ mang mức độ ảnh hưởng tương tự nhau, mang tính quy luật.

- Mỗi đề bài là 1 tình huống đem đến 1 cơ hội nhận thức mới, cần trân trọng và tư duy, rút ra bài học sao cho xứng đáng.

Hết.
 
S

saodo_3

Đáng tiếc, anh bảo làm ra kết quả rồi mới nhận xét, em lại không làm.

Nhận xét của em nó xâu xa quá, không hiểu!
 
C

congratulation11

picture.php


Nếu theo cách tưởng tượng này thì bài ra quá đơn giản.

Các lò xo có độ biến dạng chung là $\Delta x =\dfrac{mg}{k_1+k_2+k_3}=\dfrac{5}{111}$

Từ đó ta xác định lực đàn hồi trong mỗi lò xo: $F_n=\Delta xk_n$

$F_1=\dfrac{50}{111},\ F_2=\dfrac{500}{111}, \ F_3=\dfrac{5000}{111}$

(Đơn vị: N)

Đáng tiếc, anh bảo làm ra kết quả rồi mới nhận xét, em lại không làm.

Nhận xét của em nó xâu xa quá, không hiểu!

Đã tính lại ở trên. (Nói thật thì người ta không muốn hiểu cũng không thể ép được. :)|

Nhận xét bớt sâu xa hơn.

- Với cùng một lượng biến dạng như nhau, vật chất nào có độ cứng lớn hơn sẽ đàn hồi tốt hơn. Độ cứng của 1 vật hơn vật khác bao nhiêu lần thì vật đó đàn hồi tốt hơn vật kia bấy nhiêu lần.
 
Top Bottom