[Vật lí 10] Một số bài vận tốc.

N

nganha846

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một máy bay ném bom đang bay cách mặt đất 11 km với vận tốc 800 km/h. Máy bay thả một quả bom xuống. Bỏ qua sức cản không khi, coi máy bay vẫn chuyển động thẳng đều. Hỏi sau khi quả bom vừa chạm đất, khoảng cách giữa nó và máy bay là bao nhiêu?
 
L

lanhnevergivesup

Một máy bay ném bom đang bay cách mặt đất 11 km với vận tốc 800 km/h. Máy bay thả một quả bom xuống. Bỏ qua sức cản không khi, coi máy bay vẫn chuyển động thẳng đều. Hỏi sau khi quả bom vừa chạm đất, khoảng cách giữa nó và máy bay là bao nhiêu?

Theo em thì thế này : :D
Ta có [TEX] v^2=2.g.h \Rightarrow v=\sqrt{2.10.11}=14,8 (km/h)[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t=\frac{v}{g} =\frac{14,8}{10}=1,48 (h)[/TEX]
[TEX]S=v.t=1,48.800=1184 (km)[/TEX]
Khoảng cách giữa máy bay và bom
[TEX]\sqrt{11^2+1184^2}=1184,05(km)[/TEX]
 
N

nganha846

Chưa đúng em ạ. Hãy suy nghĩ thêm ;))




Nếu chỉ có thế thôi thì đâu còn gì thú vị nữa.
 
N

nganha846

Bài 1 mọi người suy nghĩ thêm nhé.


Bài 2. Một buồng thang máy có khoảng cách giữa trần và sàn là 2,7 m, bắt đầu từ mặt đất chuyển động đi lên với gia tốc không đổi hướng lên lá 1,2 m/s^2. Sau khi xuất phát 2s, một chiếc bu lông trên trần bong ra rơi xuống.

Tính thời gian từ lúc bu lông bắt đầu rơi đến lúc nó chạm sàn.
 
L

lanhnevergivesup

Bài 1 mọi người suy nghĩ thêm nhé.


Bài 2. Một buồng thang máy có khoảng cách giữa trần và sàn là 2,7 m, bắt đầu từ mặt đất chuyển động đi lên với gia tốc không đổi hướng lên lá 1,2 m/s^2. Sau khi xuất phát 2s, một chiếc bu lông trên trần bong ra rơi xuống.

Tính thời gian từ lúc bu lông bắt đầu rơi đến lúc nó chạm sàn.
Làm đại không biết đúng hay ko =))
Chọn chiều dương là chiều chuyển động thang máy ,
[TEX]S=\frac{1}{2}.a.t^2=\frac{1}{2}.1,2.2^2=2,4[/TEX]
Vì khoảng cách giữa trần và sàn là 2,7 nên , quãng đường bulong rơi S=2,7+2,4=5,1(m)
[TEX]\Rightarrow t^2=\frac{5,1}{10.2} \Rightarrow t=1[/TEX]
p/S :chẳng biết bu lông là cái gì , chắc nó ở trên trần thang máy phải không ạ?
 
Last edited by a moderator:
N

nganha846

Làm đại không biết đúng hay ko =))
Chọn chiều dương là chiều chuyển động thang máy ,
[TEX]S=\frac{1}{2}.a.t^2=\frac{1}{2}.1,2.2^2=2,4[/TEX]
Vì khoảng cách giữa trần và sàn là 2,7 nên , quãng đường bulong rơi S=2,7+2,4=5,1(m)
[TEX]\Rightarrow t^2=\frac{5,1}{10.2} \Rightarrow t=1[/TEX]
p/S :chẳng biết bu lông là cái gì , chắc nó ở trên trần thang máy phải không ạ?

Em vẫn chưa đi đúng hướng. Muốn giải đúng cần xác định mốc, vận tốc, gia tốc các vật so với mốc, vận tốc, gia tốc của các vật so với nhau.

Nói chung em chưa hình thành cho mình một phương pháp rõ ràng.

Bài 1, khoảng cách là 11 Km. Đứng từ mặt đất, máy bay đang bay với vận tốc 800 Km/h, quả bom nằm trên máy bay thì nó cũng sẽ có vận tốc 800 Km/h, chính vì thế, theo phương ngang, vận tốc tương đối của máy bay và bom bằng 0.

Quỹ đạo của bom sẽ như thế này:

picture.php
 
Last edited by a moderator:
L

lanhnevergivesup

Bài 2. Một buồng thang máy có khoảng cách giữa trần và sàn là 2,7 m, bắt đầu từ mặt đất chuyển động đi lên với gia tốc không đổi hướng lên lá 1,2 m/s^2. Sau khi xuất phát 2s, một chiếc bu lông trên trần bong ra rơi xuống.

Tính thời gian từ lúc bu lông bắt đầu rơi đến lúc nó chạm sàn.

Thêm lần giải nữa :D
Quãng đường thang máy đi được trong 2s [TEX]S=\frac{1}{2}.a.t^2=2,4(m)[/TEX]
Khi bulong rơi tự do g=10m/s^2, thì thang máy vẫn chuyển động nhanh dần đều hướng lên với vận tốc [TEX]v=v_o+a.t=2,4(m/s)[/TEX]
Khi bulong chạm sàn tức là ta có [TEX]S_1+S_2=2,7[/TEX]
[TEX]\Leftrightarrow 2,4t+\frac{1}{2}.1,2.t^2+\frac{1}{2}.10.t^2=2,7 \Rightarrow t=0,52s[/TEX]
 
L

lanhnevergivesup

Bài 2. Một buồng thang máy có khoảng cách giữa trần và sàn là 2,7 m, bắt đầu từ mặt đất chuyển động đi lên với gia tốc không đổi hướng lên lá 1,2 m/s^2. Sau khi xuất phát 2s, một chiếc bu lông trên trần bong ra rơi xuống.

Tính thời gian từ lúc bu lông bắt đầu rơi đến lúc nó chạm sàn.]
Sau rất nhiều lần làm sai , mình đã đc anh nganha846 chỉ ra chổ sai :D . Đó chính là khi bulong rơi xuống sàn nó không rơi tự do mà rơi có vận tốc = vận tốc của thang máy :D giống như bài máy bay phía trên


Thêm lần giải nữa và mình nghĩ là lần này sẽ đúng :D , nhưng nếu không đúng cũng không sao được thêm bài học nữa =))
Quãng đường thang máy đi được trong 2s S=0,5.a.t^2=2,4(m)
Sau 2s bulong rơi với gia tốc g=10m/s^2,và bằng vận tốc đầu bằng vận tốc của thang máy lúc bây giờ [TEX]v=v_o+at=2,4(m/s)[/TEX]
Khi bulong chạm sàn tức là ta có [TEX] S_1+S_2=2,7[/TEX]
[TEX]\frac{1}{2}.1,2.t^2+2,4t-2,4t+\frac{1}{2}.10t^2=2,7[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t=0,7s[/TEX] ;)
 
N

nganha846

Quãng đường thang máy đi được trong 2s S=0,5.a.t^2=2,4(m)
Sau 2s bulong rơi với gia tốc g=10m/s^2,và bằng vận tốc đầu bằng vận tốc của thang máy lúc bây giờ [TEX]v=v_o+at=2,4(m/s)[/TEX]
Khi bulong chạm sàn tức là ta có [TEX] S_1+S_2=2,7[/TEX]
[TEX]\frac{1}{2}.1,2.t^2+2,4t-2,4t+\frac{1}{2}.10t^2=2,7[/TEX]
[TEX]\Rightarrow t=0,7s[/TEX] ;)
Hờ hờ, anh thường giải thế này:

Chọn hệ quy chiếu gắn với thang máy (xem thang máy đứng yên), chiều dương hướng xuống.

Vận tốc tương đối của bulong so với thang máy: [TEX]v = 0 m/s[/TEX]
Gia tốc tương đối cùa bulong và thang máy: [TEX]a' = g - a = 9,8 + 1,2 = 11 (m/s^2)[/TEX]
Quãng đường bulong rơi [TEX]S = L = 2,7 m[/TEX].

Vậy ta có phương trình [TEX]S = \frac{a't^2}{2} \Rightarrow t = 0,7 s[/TEX].

Bài 3.

Một xe máy chuyển động chậm dần đều qua vị trí A, sau 2s nó tới vị trí cách A 60 m và khi đến vị trí cách A 80 m thì xe dừng lại. Tính gia tốc và vận tốc của xe tại A.
 
L

lanhnevergivesup

Bài 3.

Một xe máy chuyển động chậm dần đều qua vị trí A, sau 2s nó tới vị trí cách A 60 m và khi đến vị trí cách A 80 m thì xe dừng lại. Tính gia tốc và vận tốc của xe tại A.

Theo em thì thế này : nhưng có điểm thắc mắc là gia tốc rất bé
Gọi vận tốc tại A là vo
Ta có [TEX] S=2.v_o+\frac{1}{2}.a.t^2 \Leftrightarrow 2.v_o+2.a=60 (1)[/TEX]
Khi đến vị trí cách A 80 m thì dừng lại => Vận tốc tại điểm đó là 0
Ta có pt [TEX] -{v_o}^2=2.a.S=160a \Rightarrow a =\frac{-v^2}{160} (2) [/TEX]
Từ (1) và (2) => vo=40 => a=-10 (m/s^2) ,
vo=120 => a=-90 (m/s^2)
 
N

nganha846

Lần này thì em đúng ngay từ lần giải đầu tiên he.

Bài 4. Trong nửa giây trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp đôi quãng đường đi được trong nửa giây trước đó. Hỏi vật đã rơi từ độ cao bao nhiêu?
 
L

lanhnevergivesup

Lần này thì em đúng ngay từ lần giải đầu tiên he.

Bài 4. Trong nửa giây trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp đôi quãng đường đi được trong nửa giây trước đó. Hỏi vật đã rơi từ độ cao bao nhiêu?
:D

Gọi t là thời gian vật rơi cả quãng đường
Quãng đường vật rơi trong 0,5s cuối cùng
[TEX]S_1=5t^2-5(t-0,5)^2=5t-1,25[/TEX]

Quãng đường vật rơi trong 0,5s trước đó
[TEX]S_2=5t^2-5(t-1)^2-5t+1,25=5t-3,75[/TEX]
Mà S1=2S2 => t=1,25s
Vậy h=7,8125
 
B

boochaa

Anh giải giúp em với làm ơn

Lần này thì em đúng ngay từ lần giải đầu tiên he.

Bài 4. Trong nửa giây trước khi chạm đất, vật rơi tự do đi được quãng đường gấp đôi quãng đường đi được trong nửa giây trước đó. Hỏi vật đã rơi từ độ cao bao nhiêu?

1 thang cuốn tự động chuyển động từ mặt đất lên tới lầu mất t1=8s, 1 người nếu tự đi bộ lên lầu (trên thang đứng yên) sẽ mất t2=6s
Hỏi nếu thang và người cùng chuyển động thì mất bao lâu sẽ lên tới lầu
 
N

nganha846

Ừ đúng.
Gọi t là thời gian vật rơi cả quãng đường
Đây là một cách gọi ẩn thông minh đấy.

@boochaa:

Gọi L là chiều dài quãng đường, u và v lần lượt là vận tốc thang cuốn và vận tốc người đi bộ.

Khi người đó đứng yên trên thang cuốn: [TEX]L = u.t_1 = 8u \Rightarrow u = \frac{L}{8}[/TEX]
Khi người đó đi bộ trên thang đứng yên: [TEX]L = v.t_2 = 6v \Rightarrow v = \frac{L}{6}[/TEX]
Khi người đó đi bộ trên thang máy di chuyển thì vận tốc của người đó với đất là [TEX]V = u + v[/TEX]
Ta có [TEX]L = V.t_3 = (u+v)t_3 = (\frac{L}{8} + \frac{L}{6})t_3[/TEX]

Rút gọn L và tính ra [TEX]t_3[/TEX].
 
N

nganha846

Bắt đầu chuyển qua một dạng mới.

Bài 4. Một người đang đứng ở A cách quốc lộ BC một đoạn d = 40 m, nhìn thấy xe buýt ở B cách anh ta a = 200m đang chạy về phía C với vận tốc 36 km/h. Hỏi muốn gặp được xe buýt, nười đó phải đi với vận tốc nhỏ nhất bằng bao nhiêu và theo hướng nào?
 
C

crackjng_tjnhnghjch

album.php

Giả sử người đó chạydđến điểm D nào đó với vận tốc là nhỏ nhất để bắt kịp xe
Áp dụng định lý hàm sin ta có:
$\dfrac{v_1}{sin A} = $ $\dfrac{v_2}{Sin B}$
$ Sin B = $ $\dfrac{d}{AB}$
\Rightarrow $v_2 =$ $\dfrac{v_1. Sin B}{Sin A} $ (1)
$(1)$ \Rightarrow $ v_2$ nhỏ nhất khi $SinA$ lớn nhất \Rightarrow $SinA = 1$ hay $\hat{A} = 90^o$
\Rightarrow $ v_2 = \dfrac{v_1. d}{AB} = \dfrac{36.40}{200} = 7,2(km/h)$
 
Top Bottom