[Vật lí 10] Hệ vật.

T

thienxung759

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình chưa rảnh để giải, nhưng có một bài tập này các bạn thử giải xem nhé. Nhớ là phải giải ra kết quả cuối cùng nhé. Không dễ đâu.
picture.php

Cho hệ vật như hình vẽ: [TEX]m_A = 2Kg[/TEX]
[TEX]m_B = 1 kg[/TEX]
Ma sát giữa B và sàn không đáng kể.
Hệ số ma sát giữa A và B là [TEX]K = 0,47[/TEX]
Kéo A bằng một lực 22N. Tính gia tốc của hai vật.

Sau đó trả lời hai câu này: Có khi nào vật B chạy nhanh hơn vật A không?
Nếu kéo vật A bằng một lực lớn hơn lực ma sát giữa A và B thì A có chuyển động so với B không?
 
N

niemtin_267193

cứ áp dụng công thức tính gia tốc của hệ là ra
F ngoại lức gồm :
Fms của A-B
F kéo
M=mA+mB
ta có:
chọn chiều dương là chiều của F kéo:
[TEX]a = \frac{F_k-F ms}{M}[/TEX]
[TEX]=\frac{F- k.N}{mA+mB}[/TEX]
[TEX]=\frac{22-20.0,47}{1+2}[/TEX]
=4,2 m/s
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

cứ áp dụng công thức tính gia tốc của hệ là ra
F ngoại lức gồm :
Fms của A-B
F kéo
M=mA+mB
ta có:
chọn chiều dương là chiều của F kéo:
[TEX]a = \frac{F_k-F ms}{M}[/TEX]
[TEX]=\frac{F- k.N}{mA+mB}[/TEX]
[TEX]=\frac{22-20.0,47}{1+2}[/TEX]
=4,2 m/s
Sai rồi bạn
Mình chưa rảnh để giải, nhưng có một bài tập này các bạn thử giải xem nhé. Nhớ là phải giải ra kết quả cuối cùng nhé. Không dễ đâu.
picture.php

Cho hệ vật như hình vẽ: [TEX]m_A = 2Kg[/TEX]
[TEX]m_B = 1 kg[/TEX]
Ma sát giữa B và sàn không đáng kể.
Hệ số ma sát giữa A và B là [TEX]K = 0,47[/TEX]
Kéo A bằng một lực 22N. Tính gia tốc của hai vật.

Sau đó trả lời hai câu này: Có khi nào vật B chạy nhanh hơn vật A không?
Nếu kéo vật A bằng một lực lớn hơn lực ma sát giữa A và B thì A có chuyển động so với B không?
Lần đầu tiên gặp bài mà vật có khối lượng lớn hơn đặt ở trên đấy
Phân tích lực nhé
Lực tác dụng lên A: Trọng lực, Phản lực, Lực kéo và Lực ma sát
Lực tác dụng lên B: Trọng lực, Phản lực, lực ma sát và trọng lực của A
Vật A
[TEX]\vec{P_A}+\vec{N_A}+\vec{F}+\vec{F_{ms}}=m_A.\vec{a_A}[/TEX]
Chiếu lên chiều dương (chọn chiều dương như bạn niemtin_267193)
[TEX]F-k.m_A.g=m_A.a_A \Rightarrow a_A=\frac{F}{m_A}-kg=6,3 (m/s^2)[/TEX]
Vật B
[TEX]\vec{P_B}+\vec{N_B}+\vec{F_{ms}}+\vec{N_A}=m_B. \vec{a_B}[/TEX]
Chiếu lên chiều dương (chọn chiều dương như bạn niemtin_267193)
[TEX]k.(m_A+m_B).g=m_B.a_B \Rightarrow a_B=\frac{k.m_A.g}{m_B}=9,4 (m/s^2)[/TEX]
nên vật B không chuyển động
Từ kết quả trên, ta thấy vật B có thể chuyển động nhanh hơn vật A và vật A không chuyển động so với B
 
C

conech123

kết quả gia tốc giống với Hữu Trang
Có khi nào vật B chạy nhanh hơn vật A không?
theo tớ là có .
Nếu kéo vật A bằng một lực lớn hơn lực ma sát giữa A và B thì A có chuyển động so với B không?
theo tớ là A có chuyển động so vs B .

p/s: Hữu Trang gọi Thienxung là anh đê :-w
@thienxung : quên mất hôm trước k làm bài này , hnay mí nhớ ra :( sr
 
T

thienxung759

kết quả gia tốc giống với Hữu Trang

theo tớ là có .

theo tớ là A có chuyển động so vs B .

p/s: Hữu Trang gọi Thienxung là anh đê :-w
@thienxung : quên mất hôm trước k làm bài này , hnay mí nhớ ra :( sr
:pBài này cũng khiến tớ đau đầu 3 tháng trời đấy.
Các bạn hãy thử liên hệ thực tế mà xem, làm gì có chuyện kéo vật ở trên mà vật ở dưới chạy vượt lên!
Gia tốc của vật B không thể lớn hơn vật A được.
 
C

conech123

túm lại là sao ? :(
tính số ra như vậy mà :-/ .
hình như 2 câu cuối tớ hiểu nhầm câu hỏi rồi :(
 
T

thienxung759

túm lại là sao ? :(
tính số ra như vậy mà :-/ .
hình như 2 câu cuối tớ hiểu nhầm câu hỏi rồi :(
Phải xuất phát từ thực tế để giải thích các vấn đề, không thể từ bài giải mà áp đặt thực tế được.
Hai câu hỏi đó tớ đưa ra để chặn bài giải của các cậu đấy.
-Vật B không thể chạy nhanh hơn vật A được. Thực tế.
-Nếu kéo vật A bằng một lực lớn hơn lực ma sát nghỉ thì A sẽ chuyển động so với B. Đúng không?

Nếu các bạn giải ra gia tốc của B lớn hơn A tức là sai thực tế.
Vậy A sẽ đứng yên so với B? Nhưng lực kéo lớn hơn lực ma sát nghỉ (K=0.61), vậy A không thể đứng yên so với B?

Vấn đề là chúng ta dễ ngộ nhận ở câu thứ hai. Lực kéo lớn hơn lực ma sát nghỉ nhưng chưa chắc A và B đã tách nhau ra.

Thử hình dung nhé: Bạn đứng trên một tấm trượt (không ma sát) tay phải bạn cầm một cuốn sách. Tôi dùng một lực 50 N giật cuốn sách thì cuốn sách sẽ rời khỏi tay bạn. Nhưng nếu tôi cũng dùng một lực 50 N giật tay trái của bạn thì cuốn sách không rơi ra---> liên quan mật thiết với quán tính.

Hi vọng các bạn hiểu.
 
T

thienxung759

Giải được rồi!

Khi kéo A bằng một lực F, gia tốc của A là a. So với A, B chịu một gia tốc -a hướng về phía sau (gia tốc quán tính). Gia tốc của ma sát nghỉ gây ra cho B là:
[TEX]a_1 = \frac{KP_A}{m_b} = 12,2 m/s^2 [/TEX]
Gia tốc này hướng về phía trước.

Để A chuyển động so với B thì [TEX]a \geq a_1[/TEX]
Khi đó lực tác dụng lên A phải là [TEX]F \geq a_1(m_1+m_2) = 36,6 N![/TEX]
Vì [TEX]F = 22N[/TEX] nên không thể làm hai vật tách ra được, chúng sẽ cùng chuyển động với gia tốc:
[TEX]a_A = a_B = \frac{F}{m_1 + m_2}[/TEX].

Chú ý: K=0,47 là HSMS trượt của nhôm trên thép. HSMS nghỉ của chúng là 0.61
Ở dây MSN trượt không có vai trò gì cả.

Hưu Trắng: có thấy vấn đề này quen quen không? Tớ gặp cách đây 3 tháng trong đề thi HSG lớp 10, đến giờ mới giải quyết được đấy. Kết quả bài đó là [TEX]a_1 = a_2 =a_3 = \frac{m_1g}{m_1+m_2+m_3}[/TEX]. Các thầy ở trường ĐH Đà Nẵng có đáp án gì mình "không sợ"!
 
Top Bottom