[Vật lí 10] Hệ thức liên lạc giữa lực và động lượng

V

vy000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi học lại lý (lười không học giờ phải ôn ^^!) , mình đọc được 1 đoạn sách ghi như thế này:

Hệ thức liên hệ giữa lực và động lương:

$\overrightarrow{\Delta p}=\overrightarrow F.\Delta t$

Hệ thức này rất có hiệu quả khi:
-Ngoại lực tác dụng trong thời gian ngắn
-Khối lượng vật biến thiên
-Không xác định được nôi lực tương tác

1-Mình muốn hỏi tại sao lại hiệu quả trong những trường hợp đó (VD cho dễ hiểu càng tốt).
2-Khối lượng của vật là m , vậy biến thiên khối lượng tức là vật bị thay đổi khối lượng?Có phải giống như trường hợp viên đạn đang bay nổ là 2 mảnh?
 
S

saovang_6

Khi học lại lý (lười không học giờ phải ôn ^^!) , mình đọc được 1 đoạn sách ghi như thế này:

Hệ thức liên hệ giữa lực và động lương:

$\overrightarrow{\Delta p}=\overrightarrow F.\Delta t$

Hệ thức này rất có hiệu quả khi:
-Ngoại lực tác dụng trong thời gian ngắn
-Khối lượng vật biến thiên
-Không xác định được nôi lực tương tác

1-Mình muốn hỏi tại sao lại hiệu quả trong những trường hợp đó (VD cho dễ hiểu càng tốt).
2-Khối lượng của vật là m , vậy biến thiên khối lượng tức là vật bị thay đổi khối lượng?Có phải giống như trường hợp viên đạn đang bay nổ là 2 mảnh?
Em đọc sách nào vậy? Sao anh thấy mấy cái luận điểm trên nó cứ gượng gạo thế nào ấy. (Nếu là sách của BGD thì anh xin thua).

- Hệ thức này chỉ thường dùng để xác định lực trong khoảng thời gian ngắn vì đa số các va chạm đều xảy ra trong thời gian rất ngắn. Nếu trong thời gian dài, giá trị lực mà ta tính ra là lực trung bình. Lực trung bình không có ý nghĩa gì lớn lắm trong tính toán cường độ. Người ta chỉ quan tâm tới giá trị lực lớn nhất thôi.

- Khối lượng vật biến thiên ở đây hiểu là thay đổi liên tục. Đại loại như tên lửa hoặc động cơ phản lực phụt nhiên liệu cháy ra sau chẳng hạn.

- Thường nội lực tương tác trong va chạm rất khó xác định, đơn giản là không có thiết bị nào để đo trực tiếp. Trong thi công móng cầu, để xác định được phản lực của đất tác dụng lên cọc, người ta cho một quả nặng rơi xuống đầu cọc, rồi căn cứ vào độ nảy lên của quả nặng (độ chối) mà tính ra phản lực. Đó là 1 ứng dụng thực tế của công thức trên.

Nói chung hiệu quả thế nào thì anh không rõ lắm, tùy quan điểm của mỗi người thôi.
 
V

vy000

Sách của nhà xuất bản giáo dục, nhưng từ năm 2001 (==!) ; chắc kiến thức nó không đúng nữa TT . Mà tại trót nên e nghĩ dùng tạm không sao
1334539491.gif
 
C

chuot_love_you

[TEX]\large\Delta_P[/TEX] = F.[TEX]\large\Delta_t[/TEX],là biểu thức dạng khác của II(N).Trong sách Lý 10 NC ghi : vì khối lượng của vật là không đổi nên có thể viết:F=[TEX]\large\Delta_P[/TEX]/[TEX]\large\Delta_t[/TEX].Không phải khối lượng của vật biến thiên thay đổi như SaoVang nói.Xung lượng của lực tác dụng trong khoảng thời gian [TEX]\large\Delta_P[/TEX] và bằng độ biến thiên động lượng chứ k phải là biến thiên khối lượng.
+ Còn trường hợp viên đạn nổ thành 2 mảnh: bài toán chỉ bảo toàn ngay trong thời gian nổ,trong thời gian rất ngắn nên hệ kín được bảo toàn(Khi nổ thì tất nhiên nội lực phải lớn hơn ngoại lực)
+ Ngoại lực tác dụng trong tg ngắn và k xác định đc nội lực tương tác,theo mình nghĩ cái này là dư thừa rồi,ngoại lực td trong tg ngắn có thể giúp xác định bài toán như : đạn nổ; phản lực tên lửa.. chứ còn k xác định đc nội lực thì k giúp j đc
P/s: k bik ghi dấu vecto:confused::confused: thông cảm
 
K

kecaptiachop2013

Hi ^^ mình cũng đag học lớp 10 nèk
mà mình thấy công thức này dùng cho mấy bài tính thời gian va chạm gì đó thôi à
còn lại là dùng đluật bảo toàn động lượng là ra h:Dết
 
Top Bottom