[Vật lí 10] Hại não về đêm.

S

saodo_3

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Ống nghiệm nhỏ chứa nước được treo lơ lửng trong bình nước lớn. Sau một thời gian đun, nước trong bình lớn sôi, còn nước trong ống nghiệm nhỏ không sôi. Tại sao vậy?

picture.php
 
D

demon311

Nhiệt cung cấp cho nước trong nồi được duy trì, nhiệt độ của lửa lớn hơn của nước. Tuy nhiên nước trong ống thì có nhiệt độ bằng trong nồi. Lượng Q thu vào = Q toả ra bên ngoài -> Độ biến thiên = 0 -> Không có nhiệt hoá hơi -> không sôi
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Nhiệt cung cấp cho nước trong nồi được duy trì, nhiệt độ của lửa lớn hơn của nước. Tuy nhiên nước trong ống thì có nhiệt độ bằng trong nồi. Lượng Q thu vào = Q toả ra bên ngoài -> Độ biến thiên = 0 -> Không có nhiệt hoá hơi -> không sôi

Sao biết nước trong ống có Q thu vào = Q tỏa ra được ?
 
C

congratulation11

Hình như có cái thành thuỷ tinh của ống nên nước trong đó nó không đối lưu như ở ngoài được! Nhỉ...
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Có cách lí giải nào rõ ràng và thuyết phục hơn không?

Sôi không phải do đối lưu đâu. Có trường hợp nước trong ống thủy tinh cũng sôi được đấy.
 
C

congratulation11

Có cách lí giải nào rõ ràng và thuyết phục hơn không?

Sôi không phải do đối lưu đâu. Có trường hợp nước trong ống thủy tinh cũng sôi được đấy.

Anh bảo sôi không do đối lưu, thế sôi do cái gì>
............................................................

Sự sôi là sự bay hơi diễn ra ở cả trong và trên bề mặt chất lỏng.

Nước trong ống nghiệm không bay hơi, lẽ nào nó không được cung cấp đủ nhiệt để phần bên trong có thể hoá hơi được nhỉ.

Sự khác biệt của nước ở bên trong và bên ngoài là sự chênh lệch nhiệt độ của cái toả nhiệt với cái thu nhiêt... LẼ nào là vậy... :D
 
Last edited by a moderator:
S

saodo_3

Nước ở 5 - 10 - 50 độ C vẫn có đối lưu. Nhưng có ai nói ở 10 độ, 50 độ C nước sôi không? Tào lao!

Sôi là do chất lỏng hóa thành khí. Để ý khi đun nước, bọt khí luôn xuất hiện đầu tiên ở đáy nồi, tiếp theo đó là thành nồi. Vì sao như vậy?

Lớp chất lỏng tiếp xúc với thành và đáy nồi mới nhận được nhiệt lượng (từ ngọn lửa), còn bên trong lòng chất lỏng, nhiệt độ luôn duy trì là 100 độ C. Như vậy, nước trong ống nghiệm chỉ nóng đến 100 độ C rồi không nhận được thêm nhiệt lượng.
 
S

saodo_3

Vừa nhận được câu hỏi thế này: Tại sao khi đi bơi, nín thở thì nổi ?
 
C

congratulation11

Em thì khi xuống nước hay làm động tác này, hít 1 hơi thật sâu, nín thở rồi "tùm", sau đó thật bình tĩnh...ngậm miệng, 1 tay bịt mũi, thả lỏng như đang bay... tay kia đưa lên "Hi" ;))

Cơ bản là phổi của ta có thể chứa được 1 lượng khí nhất đinh, nó giống như cái phao giúp ta có thể nổi lên. Nín thở để cho khí nó không thoát ra bên ngoài (phao có nhiều khí thì mới nổi được chứ)....
 
S

saodo_3

Ừ, cơ bản là do ta có thói quen hít thật sâu vào mới nín thở.



- Vấn đề mới. Khi đặt một cái lon nhôm nhẹ bị thủng một lỗ nhỏ ở giữa đáy lên mặt nước thì cái lon sẽ chìm nhanh dần đều hay chìm đều? Vì sao?

( Xét trong khoảng thời gian lon bắt đầu chìm đến lúc miệng lon gần ngang mặt nước).
 
C

congratulation11

Giả sử sau 1 khoảng thời gian nào đó, lon chìm được 1 phần và nước vào lon có thể tích V.

Vì là lỗ nhỏ ở giữa đáy nên khi chìm lon đứng thẳng, ---> phần nước bị lon chiếm chỗ là V.

Ta có: $F_a=dV.$

Trọng lượng của phần nước chứa trong lon là: $P_1=dV$

Vì lon nhẹ nên khối lượng lon bỏ qua, nhỉ...

Như thế, ta có: $P_1=F_a$

Lon chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì cđ đều thôi!
 
S

solydxk

Định luật Huc:

- Khi bạn húc đầu vào tường, độ lớn của vận tốc u tỉ lệ thuận với độ ngu của khối óc.
Ôi định luật :-SS
Giả sử sau 1 khoảng thời gian nào đó, lon chìm được 1 phần và nước vào lon có thể tích V.

Vì là lỗ nhỏ ở giữa đáy nên khi chìm lon đứng thẳng, ---> phần nước bị lon chiếm chỗ là V.

Ta có: $F_a=dV.$

Trọng lượng của phần nước chứa trong lon là: $P_1=dV$

Vì lon nhẹ nên khối lượng lon bỏ qua, nhỉ...

Như thế, ta có: $P_1=F_a$

Lon chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì cđ đều thôi!
Mình thì nghĩ hơi vớ vẩn chút là trong lon nó có KK nên áp suất khí trong lon nó cũng góp phần ngăn không cho nước tràn vào. lon càng chìm sâu KK trong lon bị nén ngày cạng mạnh, tốc độ nước chảy vào lon sẽ giảm, cộng với mấy cái khác nữa cuối cùng lon chìm đều từ từ :D
 
C

congratulation11

Mình thì nghĩ hơi vớ vẩn chút là trong lon nó có KK nên áp suất khí trong lon nó cũng góp phần ngăn không cho nước tràn vào. lon càng chìm sâu KK trong lon bị nén ngày cạng mạnh, tốc độ nước chảy vào lon sẽ giảm, cộng với mấy cái khác nữa cuối cùng lon chìm đều từ từ :D

Vậy không khí nó ngăn thế nào???

À, nó đấy nước xuống hả ;))

Thế sao nó không đẩy cái phần đáy lon để nước vào dễ hơn nhỉ!
 
S

solydxk

Vậy không khí nó ngăn thế nào???

À, nó đấy nước xuống hả ;))

Thế sao nó không đẩy cái phần đáy lon để nước vào dễ hơn nhỉ!
ko biết, năm lớp 10 mình thi lại môn lí hoá mà :p
mà lượng khí đó bị nén là do nước nén chứ có phải đáy lon nén đâu, nó không đẩy nước chẳng lẽ đẩy ngược lại đáy lon được 8-}
à cái đl 3 niu tơn, nước nén nó 1 lực fa nó nén lại nước 1 lực fb trực đổi với fa
 
C

congratulation11

ko biết, năm lớp 10 mình thi lại môn lí hoá mà :p
mà lượng khí đó bị nén là do nước nén chứ có phải đáy lon nén đâu, nó không đẩy nước chẳng lẽ đẩy ngược lại đáy lon được 8-}
à cái đl 3 niu tơn, nước nén nó 1 lực fa nó nén lại nước 1 lực fb trực đổi với fa

À, bây giờ mới hiểu ý bạn. Ý bạn đang xét khi nước đã vào lớn và khí nó đẩy nước, nước nén khí hả.

Ừ, nhưng ta đang xét đến cái lon mà...Vả lại cái lon của ta hở ở trên mà, nếu không thì sao có nước vào lon theo kiểu mà bài ra....
 
S

saodo_3

Bảo lon nhẹ để bỏ qua một số cái, trong đó không có cái khối lượng ;))

Bỏ qua khối lượng thì nó có chìm nữa đâu.

Đây là lon đã mở nắp mà. Lon lon chưa mở nắp không thể chìm được.
 
C

congratulation11

Dại dột, dột dại...

Vậy theo phân tích như trên, ta có:

$P+P_1-F_a=ma$

ơ thế $a=g$ à....

Vô lí nhỉ, mình thả lon nó còn rơi nhanh hơn khi để rỉ nước thế này...

-----------------------

Còn lực đẩy của không khí lên phần trên lắp nữa.

Vậy ta có: $mg-p_o.S=ma$

a là gia tốc của vật..
 
S

saodo_3

Biết sai vậy là tốt.

Không có lực đẩy không khí nào cả, lon đã mở nắp rồi mà.
 
Top Bottom