[Vật lí 10] Giải thích hiện tượng.

C

conech123

Gãi đúng chỗ ngứa :D 1 cái khác là khi đánh răng, làm rớt một cục nhỏ kem đánh đánh răng xuống, nước cũng khô dần rồi lan ra, kiểu tránh chỗ ý.
 
T

thuong0504

Gãi đúng chỗ ngứa :D 1 cái khác là khi đánh răng, làm rớt một cục nhỏ kem đánh đánh răng xuống, nước cũng khô dần rồi lan ra, kiểu tránh chỗ ý.

Tuyệt vời! Đúng các thắc mắc thuở lên 3 tới giờ! :D

Vì là thắc mắc nên chẳng biết phải giải thích sao cả... chờ người tới giải thích mà không ai ngó ngàng :|

Qua tìm hiểu có thấy mấy thông tin không biết có cần thiết không nữa?

Xà phòng là muối kali hay natri của axit béo hoặc xà phòng tổng hợp đều có hai phần. Một là đầu hiđrocacbon kị nước, còn một đầu là ion kim loại ưa nước.

Chắc nó có liên quan gì đó đến hiện tượng dính ướt, không dính ướt @-)
 
S

saodo_3

Xà phòng hoàn toàn có thể hòa tan vào nước, vậy nên "không dính ướt" không phải là đáp án đúng.
 
I

i_will_try

Quan sát hiện tượng dưới ánh đèn học sẽ thấy rất thú vị.

Xà phòng nhanh chóng tan, toả vào phần nước xung quanh. Dường như phần xà phòng này đẩy nước ra xa.

Phần tiếp xúc với nước tan trước. Sau đó đến lớp tiếp theo, cứ thế đi từ điểm ban đầu ra xa xung quanh.

Phản ứng hoá học giữa xà phòng và nước là phản ứng có toả nhiệt, nhiệt làm nước bốc hơi dần, dẫn đến phần dung dịch chứa xà phòng đẩy nước tinh khiết ra xa rồi dần bốc hơi..

Do vậy ngăn cách phần xà phòng còn lại và nước là 1 vùng khô, nếu quan sát dưới đèn thì ta vẫn thấy có váng cầu vồng. /:)
 
S

saodo_3

Quan sát hiện tượng dưới ánh đèn học sẽ thấy rất thú vị.

Xà phòng nhanh chóng tan, toả vào phần nước xung quanh. Dường như phần xà phòng này đẩy nước ra xa.

Phần tiếp xúc với nước tan trước. Sau đó đến lớp tiếp theo, cứ thế đi từ điểm ban đầu ra xa xung quanh.

Phản ứng hoá học giữa xà phòng và nước là phản ứng có toả nhiệt, nhiệt làm nước bốc hơi dần, dẫn đến phần dung dịch chứa xà phòng đẩy nước tinh khiết ra xa rồi dần bốc hơi..

Do vậy ngăn cách phần xà phòng còn lại và nước là 1 vùng khô, nếu quan sát dưới đèn thì ta vẫn thấy có váng cầu vồng. /:)

Vẫn có điểm chưa hợp lí.

Nếu nhiệt làm nước bốc hơi nhanh thế thì nền phải rất nóng, nhưng ở đây nền có nóng đâu.

Hơn nữa chúng ta đang dùng dung dịch xà phòng chứ không phải xà phòng khô, chỉ xỷ ra sự hòa tan mà thôi.

Lí giải trên không áp dụng được cho trường hợp kem đánh răng hoặc nước rửa chén sunlight chanh :D
 
T

toiyeu9a3

Do lực căng bề mặt của nước lớn hơn lực căng bề mặt của xà phòng kéo xà phòng về phía nước và ta thấy nước tản ra
 
S

saodo_3

Do lực căng bề mặt của nước lớn hơn lực căng bề mặt của xà phòng kéo xà phòng về phía nước và ta thấy nước tản ra


Giỏi! =D>

Đúng rồi đấy! Các chất tẩy rửa là những chất có suất căng mặt ngoài nhỏ hơn nước. Khi một giọt xà phòng rơi xuống, chúng sẽ làm giảm liên kết bề mặt của các phân tử nước tại vị trí đó, kết quả là màng nước bị chính sức căng của nó kéo dạt về bốn phía.

Hiện tượng này giống như một tấm vải đang căng bị một vết rách ở giữa.

Cũng chính sức căng bề mặt sẽ giải thích cho chúng ta vì sao không thể dùng nước để thổi bong bóng như dung dịch xà phòng.
 
V

vuonghao159357

vì cồn nó bay hơi nên thấy lạnh...................................................................................................
 
S

saodo_3

Vậy sao rót nước sôi vào tay, nước sôi bay hơi nghi ngút ta lại không thấy lạnh?
 
L

levietdung1998

Cồn bay hơi còn lại nước
Nước sôi bay hơi còn lại nước
Cả hai trường hợp đều còn lại nước, chắc tại nhiệt độ ban đầu của chất lỏng
 
T

thuong0504

Là vì cồn dẫn nhiệt tốt hơn nước!

Nhiệt lượng của tay ta đã truyền sang cồn nhanh hơn truyền từ tay ta sang nước. Do đó mà khi đổ cồn vào tay, cảm giác lạnh, còn đổ nước sôi vào tay thì nhiệt từ nước sôi truyền sang tay nên hết cảm giác =))

Nói cách khác, tay ta bị mất nhiệt lượng, và chính cồn đã tạo cho ta cảm giác lạnh.

Da của tay ta là nơi nóng nhất, sự di chuyển của nhiệt sẽ diễn ra theo chiều từ tay sang cồn. Chính vì thế mà ta có cảm giác bị lạnh đi khi bị đổ cồn vào.
 
S

saodo_3

Liên quan gì tới dẫn nhiệt đâu, chẳng qua là do cồn dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nên làm tay mất nhiệt ---> thấy lạnh.

3) Tại sao cho đường, muối hoặc các chất tan khác vào coca thì nó sủi bọt rất mạnh?
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Liên quan gì tới dẫn nhiệt đâu, chẳng qua là do cồn dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nên làm tay mất nhiệt ---> thấy lạnh.

3) Tại sao cho đường, muối hoặc các chất tan khác vào coca thì nó sủi bọt rất mạnh?

Trong Conan có vụ này thì phải ... Ông Mori xài để che mắt người đời thời còn là Sinh viên ;)) Đồng thời cũng là cách hung thủ dùng để tạo chứng cứ ngoại phạm ...

Nhớ không nhầm thì các phân tử khí bám vào các hạt muối, tích tụ nhiều và thành bọt, bay lên :D
 
Top Bottom