[Vật lí 10] Giải thích hiện tượng thực tế

D

duoisam117

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Thông thường, trọng tâm của của vật rắn thường nằm trong phần vật chất của chất rắn đó. Tuy nhiên có những hợp lại ko như vậy, vd mảnh kl hình vành khăn. Hãy giải thích.

Bài 2: Tại sao các dụng cụ trong gia đình như đèn bàn, quạt điện,... có chân đế rất nặng so vs phần phía trên?

Bài 3: Khi đang ngồi trên ghế dựa, muốn đứng lên ng ta phải chúi ng về phía trước?

Bài 4: Những công nhân khi vác hàng nặng , họ thường phải hơi chúi ng về phía trước 1 chút. Giải thích?

Bài 5: Chiếc cần cẩu có 2 phần: móc trọng tải và đối trọng. Tại sao khi ko có tải trọng thì cần cẩu ko bị nghiêng về đối trọng?

Bài 6: Tháp PIDA (Ý) đang có xu hướng bị nghiêng dần và có thể bị đổ. Theo em, về mặt vật lí, nguyên nhân làm đổ tháp là gì?

Bài 7: Để kéo một chiếc thuyền vào bờ, một ngư dân đã nghĩ ra 1 cách rất hữu hiệu: Dùng một sợi dây thừng buộc một đầu mũi thuyền, đầu còn lại buộc vào một gốc cây to trên bờ, sau đó kéo điểm giữa của giây theo phương thẳng đứng và vuông góc với dây. Băng cách này, anh ta đc lợi về lực hãy cho biết cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào?

Bài 8: Một lời khuyên bổ ích là khi buộc dây phơi quần áo thì ko nên buộc quá căng. Lời khuyên này dựa trên cơ sở vật lí nào?
 
H

huutrang93

Bài 1: Thông thường, trọng tâm của của vật rắn thường nằm trong phần vật chất của chất rắn đó. Tuy nhiên có những hợp lại ko như vậy, vd mảnh kl hình vành khăn. Hãy giải thích.
Trọng tâm của vật rắn không nhất thiết phải nằm trên vật rắn vì trọng tâm là điểm mà các lực có giá đi qua nó thì vật chuyển động tịnh tiến, nên giao của 2 đường thẳng không nhất thiết phải nằm trong một diện tích giới hạn.
Bài 2: Tại sao các dụng cụ trong gia đình như đèn bàn, quạt điện,... có chân đế rất nặng so vs phần phía trên?
Để hạ độ cao của trọng tâm, trọng tâm càng cao thì vật càng dễ ngã đổ
Bài 3: Khi đang ngồi trên ghế dựa, muốn đứng lên ng ta phải chúi ng về phía trước?
Để trọng tâm của người trượt ra khỏi mặt chân đế, mặt chân đế ở đây là 2 bàn chân ta nên ta có thể chúi người về phía trước (đẩy trọng tâm về phái trước) hoặc lùi 2 chân về phía sau (lùi mặt chân đế về phái sau)
Bài 4: Những công nhân khi vác hàng nặng , họ thường phải hơi chúi ng về phía trước 1 chút. Giải thích?
Để đưa trọng tâm về gần mặt đất, khiến cho vật khó bị ngã đổ, còn tại sao không ngả người về phía sau thì giải thích là do thói quen, con người có thói quen bước đi về phía trước, nên khi ngả người về phía trước, phản xạ tự nhiên là đưa chân ra cho khỏi ngã.
Bài 5: Chiếc cần cẩu có 2 phần: móc trọng tải và đối trọng. Tại sao khi ko có tải trọng thì cần cẩu ko bị nghiêng về đối trọng?
Do trọng tâm của cần cẩu vẫn còn nằm trong mặt chân đế
Bài 6: Tháp PIDA (Ý) đang có xu hướng bị nghiêng dần và có thể bị đổ. Theo em, về mặt vật lí, nguyên nhân làm đổ tháp là gì?
Là do trọng tâm của tháp bị kéo ra khỏi mặt chân đế
Bài 7: Để kéo một chiếc thuyền vào bờ, một ngư dân đã nghĩ ra 1 cách rất hữu hiệu: Dùng một sợi dây thừng buộc một đầu mũi thuyền, đầu còn lại buộc vào một gốc cây to trên bờ, sau đó kéo điểm giữa của giây theo phương thẳng đứng và vuông góc với dây. Băng cách này, anh ta đc lợi về lực hãy cho biết cách làm trên dựa trên cơ sở vật lí nào?
Do góc tạo bởi 2 đoạn dây tại điểm mà người lái tác dụng vào dây rất lớn nên theo công thức lượng giác trong tam giác vuông, lực kéo F dây tác dụng lên thuyền rất lớn so với trọng lực của người
Bài 8: Một lời khuyên bổ ích là khi buộc dây phơi quần áo thì ko nên buộc quá căng. Lời khuyên này dựa trên cơ sở vật lí nào?
Nếu buộc quá căng, lực căng dây T sẽ rất lớn so với trọng lực mà bộ quần áo tác dụng vào dây, làm dây dễ bị đứt
 
Top Bottom