[Vật lí 10] F và V có mối liên hệ như thế nào?

T

thandieu_pro

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như chúng ta đã biết: Khi một vật đứng yên nếu ta tác dụng vào vật một lực F thì vật sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc V (bỏ qua ma sát). vậy khi biết được lực F thì tính V như thế nào? (cho tớ công thức nhé).
thank you!;););):khi (2)::khi (2)::khi (2):
 
L

ljnhchj_5v

- Khi biết được F ta có thể tính được gia tốc theo công thức: [TEX]F = m.a[/TEX]
- Nếu có thêm những yếu tố ban đầu ta hoàn toàn có thể tính được vận tốc của vật theo các công thức:
[TEX]v = v_o + a.t[/TEX]
hay:
[TEX]v^2 - v_o^2 = 2aS[/TEX]
 
L

_libera_

Em hiểu nhầm lí thuyết rồi.

Khi ta tác dụng vào vật một lực F (liên tục) thì có 2 trường hợp xảy ra.

- Có ma sát:

+ F < ma sát nghỉ cực đại. Vật đứng yên.
+ F > ma sát nghỉ cực đại. Vật sẽ chuyển động với gia tốc [TEX]a = \frac{F - F_{ms}}{m}[/TEX]
+ F = ma sát nghỉ, vật sẽ chuyển động thẳng đều.

- Không có ma sát: Vật sẽ chuyển động với gia tốc a.

Không có trường hợp nào tác dụng lực F, bỏ qua ma sát mà vật chuyển động với vận tốc V không đổi như em nói đâu.

Trường hợp của em có thể là tác dụng lực F làm cho vật di chuyển một quãng đường S, sau đó ngừng tác dụng lực. Như vậy, vật sẽ chuyển động với vận tốc V không đổi.

Để tính F trong trường hợp này đơn giản nhất là dùng bảo toàn năng lượng.

[TEX]F.S = \frac{mv^2}{2}[/TEX]
 
T

thandieu_pro

Theo mình thì khi tác dụng vào vật một lực F nếu có lực hao phí (lực hao phí là các lực cản lại chuyển động của vật như: lực ma sát, lực cản của không khí,...) thì vật sẽ chuyển động một quãng đường S rồi sẽ dừng lại còn nếu ko có lực hao phí thì sẽ chuyển động thẳng đều với vận tốc V vĩnh viễn. Cái này mình được biết khi học đến lớp 7 hình như trong SGK vật lý 7 có nói điều này mà, lâu rồi nên mình cũng ko nhớ chắc chắn lắm nhưng mình nhớ là đã đọc dược cái này ở đâu đó rùi.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
;););) :D :D :)>- :)>-
;) :D :D :D :)>- :)>-
;) :D :D :)>-
;) :D :D :)>-
;) :D :D :)&gt;-
;););) :D :)&gt;-
 
L

_libera_

Định luật I Newton ấy hả?

Anh nói rõ rồi mà. Nếu tác dụng vào vật một lực F mà F < F ma sát nghỉ cực đại thì nó sẽ không chuyển động được. Nếu F mà thắng được ma sát thì nó sẽ chuyển động nhanh dần đều và không dừng lại trừ khi ngừng tác dụng lực F.


Còn trường hợp em nói không phải là tác dụng một lực F mà là cung cấp cho vật một vận tốc ban đầu là V. Nếu không có lực cản, vật sẽ chuyển động thẳng đều. Nếu có lực cản thì nó sẽ chuyển động chậm dần đều và dừng lại sau khi đi được một quãng đường S.


Tất nhiên để cung cấp cho vật một vận tốc V thì người ta phải tác dụng vào nó một lực F > F ma sát và trong một khoảng thời gian nào đó cho đến khi nó đạt được vận tốc V thì ngừng tác dụng.



Thôi cố gắng hiểu nhé. Anh giải thích thế này là kĩ rồi đó :| Đừng có vừa đạp xe vừa bóp thắng ;))
 
Last edited by a moderator:
H

hanhari_9630

mình sửa lại nha :

F = m/s nghỉ thì chưa thể làm vật chuyển động đều (vật sẽ giữ nguyên trạng thái so với vật mốc)

Theo bạn nói khi t/d 1 luc F (liên tục) thì vật mới cd mãi, còn khi t/d F (ko lien tục) thì sẽ 1 lúc rồi hết t/d như vậy vô tình bạn đã thừa nhận răng có sự tồn tại của lực ma sát ( xét trong hệ quy chiếu chỉ có lực F t/d vào vật)

Kiểm tra lại nha, VD trên giống như 1 vật được đẩy 1 lực Ftrong chân không sẽ cd mãi với 1 gia tôc a nào đó mà ko cần t/d liên tục.

;);););););)
 
L

_libera_

Cho lực ma sát vào để phân tích các trường hợp cho chủ pic thấy thôi mà.

Còn như VD bạn nói, ngừng tác dụng F làm gì vật còn chuyển động với gia tốc a nữa đâu mà. Nó chuyển động mãi mãi với vận tốc tức thời V. a chỉ xuất hiện khi có F.
 
H

hanhari_9630

Cho lực ma sát vào để phân tích các trường hợp cho chủ pic thấy thôi mà.

Còn như VD bạn nói, ngừng tác dụng F làm gì vật còn chuyển động với gia tốc a nữa đâu mà. Nó chuyển động mãi mãi với vận tốc tức thời V. a chỉ xuất hiện khi có F.

Hi!!!

Mình nghĩ là cậu nhầm rồi, trong chân không hay ta bỏ qua tất cả các loại lực chỉ giữ lại lực F thì nó sẽ cd mãi ko ngừng ko cần phải liên tục hay ko liên tục và nó sẽ tăng vận tốc cho đến khi đạt c (vận tôc ánh sáng), bạn chỉ đẩy 1 lực nhẹ mà ko cần phải lúc nào cũng đẩy vì trong chân không lực của bạn sẽ ko bị mất. ko cần ta đẩy liên tục
 
T

thandieu_pro

mình cũng nghĩ như hanhari_9630 nên khi _libera_ nói mình thấy hơi khó hiểu nhưng bây giờ mình hỉu rùi.HEHEHE
 
L

_libera_

Hi!!!

Mình nghĩ là cậu nhầm rồi, trong chân không hay ta bỏ qua tất cả các loại lực chỉ giữ lại lực F thì nó sẽ cd mãi ko ngừng ko cần phải liên tục hay ko liên tục và nó sẽ tăng vận tốc cho đến khi đạt c (vận tôc ánh sáng), bạn chỉ đẩy 1 lực nhẹ mà ko cần phải lúc nào cũng đẩy vì trong chân không lực của bạn sẽ ko bị mất. ko cần ta đẩy liên tục

Trong chân không, bạn đưa tay hất một kiện hàng ra xa, không lẽ kiện hàng đó sẽ chuyển động nhanh dần đều cho đến khi đạt c thì thôi à?

Thế có trò chơi thế này: Hai nhà du hành vũ trụ đứng cách nhau một khoảng cách S rất xa. Nhà du hành thứ nhất nếm một viên bi về phía người thứ 2. Người thứ 2 sẽ bị thủng áo giáp, bị viên bi xuyên qua người và chết (vì viên bi đạt vận tốc cực lớn)...:p
 
Top Bottom