[Vật lí 10] Định luật bảo toàn động lượng - cơ năng

H

haodinh2311

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một viên đạn có m = 4kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 250m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất tiếp tục bay theo hướng cũ với vận tốc 1000m/s. Hỏi mảnh 2 bay theo hướng nào. với vận tốc bao nhiêu?
2. Một viên đạn có m = 4kg đang bay thẳng đứng lên cao với vận tốc 250m/s thì nổ thành 2 mảnh có khối lượng bằng nhau. Mảnh thứ nhất bay với vận tốc 500[FONT=MathJax_Main]√[/FONT][FONT=MathJax_Main]3[/FONT]m/s chếch lên theo hướng thẳng đứng một gốc 30°. Hỏi mảnh 2 bay theo hướng nào với vận tốc bằng bao nhiêu?
Bonus thêm bài này mong anh em giải thử:
- Một vật có khối lượng m trượt không ma sát từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 5m, cho g = 10m/s²
a. Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng?
b. Tìm vị trí trên mặt phẳng nghiêng mà tại đó động năng của vật bằng thế năng? Chọn mốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng (hình như bài nào thiếu dữ kiện =()
 
Last edited by a moderator:
S

songtu009

Bonus thêm bài này mong anh em giải thử:
- Một vật có khối lượng m trượt không ma sát từ đỉnh mặt phẳng nghiêng cao 5m, cho g = 10m/s²
a. Tính vận tốc của vật ở chân mặt phẳng nghiêng?
b. Tìm vị trí trên mặt phẳng nghiêng mà tại đó động năng của vật bằng thế năng? Chọn mốc thế năng tại chân mặt phẳng nghiêng (hình như bài nào thiếu dữ kiện =()

Hai bài trên nói chung nguyên lí giải như nhau thôi.

Phương trình bảo toàn động lượng: [TEX]m\vec{v} = m_1\vec{v}_1 + m_2\vec{v}_2[/TEX]

*) Với bài 1.

Chiếu lên phương ngang ta được [TEX]mv = \frac{m}{2}v_1 + \frac{m}{2}v_2.cos\alpha[/TEX]

Chiếu lên phương thẳng đứng [TEX]0 = 0 + \frac{m}{2}v_2sin\alpha[/TEX]

Tính được [TEX]\alpha = 180^0[/TEX] tức mảnh thứ 2 bay ngược lại.

*) Với bài 2.

Chiếu lên phương ngang [TEX]0 = \frac{mv_1sin30^0}{2} + \frac{mv_2sin\beta}{2}[/TEX]

Chiếu lên phương đứng [TEX]mv = \frac{mv_1cos30^0}{2} + \frac{mv_2cos\beta}{2}[/TEX]

Giải ra [TEX]\beta[/TEX] sẽ là góc hợp với phương đứng. Bài 1 [TEX]\alpha[/TEX] là góc hợp với phương ngang nhé.

Bài 3.

Bài này không thiếu dữ kiện đâu. Thế năng bằng động năng tức thế năng tại đó bằng một nửa cơ năng cực đại. Mà cơ năng cực đại là [TEX]mg.5[/TEX], vị trí có thế năng bằng một nửa cơ năng cực đại sẽ cao 2,5 m.
 
H

haodinh2311

Hai bài trên nói chung nguyên lí giải như nhau thôi.

Phương trình bảo toàn động lượng: [TEX]m\vec{v} = m_1\vec{v}_1 + m_2\vec{v}_2[/TEX]

*) Với bài 1.

Chiếu lên phương ngang ta được [TEX]mv = \frac{m}{2}v_1 + \frac{m}{2}v_2.cos\alpha[/TEX]

Chiếu lên phương thẳng đứng [TEX]0 = 0 + \frac{m}{2}v_2sin\alpha[/TEX]

Tính được [TEX]\alpha = 180^0[/TEX] tức mảnh thứ 2 bay ngược lại.

*) Với bài 2.

Chiếu lên phương ngang [TEX]0 = \frac{mv_1sin30^0}{2} + \frac{mv_2sin\beta}{2}[/TEX]

Chiếu lên phương đứng [TEX]mv = \frac{mv_1cos30^0}{2} + \frac{mv_2cos\beta}{2}[/TEX]

Giải ra [TEX]\beta[/TEX] sẽ là góc hợp với phương đứng. Bài 1 [TEX]\alpha[/TEX] là góc hợp với phương ngang nhé.

Bài 3.

Bài này không thiếu dữ kiện đâu. Thế năng bằng động năng tức thế năng tại đó bằng một nửa cơ năng cực đại. Mà cơ năng cực đại là [TEX]mg.5[/TEX], vị trí có thế năng bằng một nửa cơ năng cực đại sẽ cao 2,5 m.

Anh có thể bonus cho em hình của bài 1 và bài 2 không? Tiện thể giải giùm em bài 3 luôn. Thanks anh.
 
S

songtu009

Anh có thể bonus cho em hình của bài 1 và bài 2 không? Tiện thể giải giùm em bài 3 luôn. Thanks anh.

picture.php


Bài 3 thì giải nhiêu đó thôi em ạ.
 
B

be_mum_mim

Tại vị trí động năng bằng thế năng bạn phải áp dụng định luật bảo toàn cơ năng tại đỉnh và vị trí cần tìm. Chiếu lên trục và giải hệ.
Áp dụng lên phương trình đó và bạn giải ra là được.
Bài này trong diễn đàn rất nhiều!
 
P

pe_lun_hp

Đối với bài 2:
áp dụng quy tắc hình bình hành để vẽ hình
picture.php


bài này chỉ áp dụng thành thạo trong 1 công thức p=mv

$P_t = mv$

$P_s = p_1 + p_2$

áp định lí cosin trong tam giác để tìm p2

Bài 3:

Đây cũng là một bài ở dạng cơ bản

Vì vật trượt không ma sát từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống chân mpn không ma sát nên cơ năng của vật đc bảo toàn.

$W_A = W_B$

-> $mgZ_A = \dfrac{1}{2}m{v_B}^2$ (vì vA = 0, zB=0)

-> $v_B = \sqrt{2gz_A}$

Thay số
b.
Đơn giản chỉ là $W = W_t + W_đ$

nó chỉ biến dạng đi 1 xíu thôi :)
 
H

haodinh2311

Đối với bài 2:
áp dụng quy tắc hình bình hành để vẽ hình
picture.php


bài này chỉ áp dụng thành thạo trong 1 công thức p=mv

$P_t = mv$

$P_s = p_1 + p_2$

áp định lí cosin trong tam giác để tìm p2

Bài 3:

Đây cũng là một bài ở dạng cơ bản

Vì vật trượt không ma sát từ đỉnh mặt phẳng nghiêng xuống chân mpn không ma sát nên cơ năng của vật đc bảo toàn.

$W_A = W_B$

-> $mgZ_A = \dfrac{1}{2}m{v_B}^2$ (vì vA = 0, zB=0)

-> $v_B = \sqrt{2gz_A}$

Thay số
b.
Đơn giản chỉ là $W = W_t + W_đ$

nó chỉ biến dạng đi 1 xíu thôi :)
- Bạn có thể nói rõ hơn không, ở bài 3 nó cho độ cao của dốc chứ không cho chiều dài mà còn hỏi là tại vị trí nào ở "mặt phẳng nghiêng". Nếu có thể, bạn sẽ giúp mình làm 1 bài hoàn chỉnh chứ?
 
H

happy.swan

Mình nghĩ câu ba thiếu dữ kiện góc của mặt phẳng nghiêng là bao nhiêu. Vì không có không thể tính được.
 
P

pe_lun_hp

Ồ, em xem kĩ lại đề rồi
đề đúng và không cần góc đâu ạ
;))
anh chỉ cần thay số vào bài giải trên là ok
 
S

songtu009

Ủa, bài 3 anh đã giải ngay từ đầu rồi. Bộ không đứa nào hiểu sao mà tranh lắm thế?
 
Top Bottom