T
thequeenofmyheart
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đề thi HSG khối 10 trường mình đây,mình post lên cho các bạn cùng làm thử nhé!
Bài 1: Một vật được thả rơi tự do tại nơi g=10m/s2.
a. tính quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu và trong giây thứ 2.
b. Lập biểu thức tính quãng đường vật rơi được trong n giây đầu và trong giây thứ n.
Bài 2:Xét 3 đoạn đường đi được liên tiếp bằng nhau trước khi dừng hẳn của một vật chuyển động thẳng chậm dần đều. Ta thấy đoạn đường ở giữa vật đi hết 1 giây. Hãy tính thời gian để vật đi hết 3 đoạn đường kể trên.
Bài 3:Một vật có khối lượng m treo vào trần của một buồng thang máy có khối lượng M ở độ cao h so với sàn thang máy. Buồng đi lên thẳng đứng từ trạng thái nghỉ dưới tác dụng của lực kéo F.
a. Tính gia tốc của buồng và lực căng dây treo.
b. Lực kéo F không đổi dây treo vật bỗng nhiên bị đứt. Tính gia tốc sau đó của vật và buồng.
c. Tính thời gian kể từ lúc dây treo vật bị đứt đến lúc vật chạm sàn.
Bài 4: Ba người cao như nhau cùng vác một dầm sắt hình chữ L, góc O vuông sao cho mặt phẳng chứa dầm song song với mặt phẳng nằm ngang ba người đứng .Biết OA= 2a, OB = 2b . Trọng lượng tỉ lệ với độ dài. Một người đỡ dầm ở O, một người đỡ dầm ở N trên OA và một người đỡ dầm ở K trên OB. Hãy tìm vị trí của N và K để 3 người chịu lực như nhau.Biện luận kết quả./.
Bài 1: Một vật được thả rơi tự do tại nơi g=10m/s2.
a. tính quãng đường vật rơi được trong 2 giây đầu và trong giây thứ 2.
b. Lập biểu thức tính quãng đường vật rơi được trong n giây đầu và trong giây thứ n.
Bài 2:Xét 3 đoạn đường đi được liên tiếp bằng nhau trước khi dừng hẳn của một vật chuyển động thẳng chậm dần đều. Ta thấy đoạn đường ở giữa vật đi hết 1 giây. Hãy tính thời gian để vật đi hết 3 đoạn đường kể trên.
Bài 3:Một vật có khối lượng m treo vào trần của một buồng thang máy có khối lượng M ở độ cao h so với sàn thang máy. Buồng đi lên thẳng đứng từ trạng thái nghỉ dưới tác dụng của lực kéo F.
a. Tính gia tốc của buồng và lực căng dây treo.
b. Lực kéo F không đổi dây treo vật bỗng nhiên bị đứt. Tính gia tốc sau đó của vật và buồng.
c. Tính thời gian kể từ lúc dây treo vật bị đứt đến lúc vật chạm sàn.
Bài 4: Ba người cao như nhau cùng vác một dầm sắt hình chữ L, góc O vuông sao cho mặt phẳng chứa dầm song song với mặt phẳng nằm ngang ba người đứng .Biết OA= 2a, OB = 2b . Trọng lượng tỉ lệ với độ dài. Một người đỡ dầm ở O, một người đỡ dầm ở N trên OA và một người đỡ dầm ở K trên OB. Hãy tìm vị trí của N và K để 3 người chịu lực như nhau.Biện luận kết quả./.