[Vật lí 10] Cơ học chất lưu_mấy bài rất cần giải đáp

T

tubeo_no1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:

Một cái bể hình hộp chữ nhật chứa nước đến độ cao H. Một cái lỗ được đục ở trên thành bể cách mặt nước một khoảng bằng h. Khi đó tia nước phun ra mạnh nhất sẽ đập xuống mặt sàn tại vị trí cách chân thành một khoảng bằng x. Tính x ?

Câu 2:

Ba chất lỏng không trộn lẫn được vào với nhau, được đổ vào một thùng chứa. Thể tích và khối lượng riêng của các chất lỏng là 0,5l và 2,6g/ml; 0,25l và 1g/ml; 0,4l và 0,8g/ml. Lực tác dụng vào đáy thùng chứa bởi các chất lỏng là bao nhiêu?( Bỏ qua tác dụng của khí quyển).
Đ/s : 13,7N
( cho mình hỏi thêm: Nếu các chất lỏng trộn lẫn được vào nhau thi vẫn với bài trên sẽ làm thế nào?)

Câu 3:

Phổi của người có thể hoạt động chống lại một độ chênh lệch áp suất khoảng 1/12 atm. Nếu người thợ lặn dùng ống thở thì người thợ có thể lặn sâu dưới mặt nước khoảng bao nhiêu?
Đ/s : 0,52m

Câu 4:

Một khối gỗ nổi trong nước, với 2/3 thể tích của nó bị chìm. Trong dầu khối gỗ nổi với 0,9 thể tích bị chìm. Tìm khối lượng riêng của gỗ và của dầu.
Đ/s: 667kg/m3 ; 740kg/m3.

Trên là những bài mình rất thắc mắc. Mong mọi người giải đáp giúp. Thanks trước !:confused::confused::confused:
 
A

anhtrangcotich

Câu 1. Vận tốc của tia nước phun ra khỏi vòi là [TEX]v = \sqrt[]{2gh}[/TEX]

Khi đó tia nước chuyển động như vật bị ném ngang.

Độ cao ban đầu là H - h. Vận tốc đầu theo phương ngang là v.

Câu 2.

Áp lực tác dụng vào đáy bình đúng bằng tổng trọng lượng của các chất lỏng. Mà cho dù các chất lỏng có trộn lẫn vào nhau hay không thì tổng trọng lượng của chúng vẫn không đổi, do vậy lực tác dụng lên đáy bình không đổi.

Câu 3.

Áp suất bên ngoài tác dụng vào người là: [TEX]P = P_o + dh[/TEX]

[TEX]P_o[/TEX] là áp suất khí quyển, [TEX]dh[/TEX] là áp suất cột nước.

Áp suất trong phổi chính bằng áp suất khí quyển.

Vậy chênh lệch áp suất[TEX] \Delta P = dh[/TEX]

Ta tính được [TEX]h[/TEX].

Câu 4.
Khi thả vào trong nước, khối gỗ nổi thì [TEX]F_A = P \Leftrightarrow d_n.\frac{2}{3}V = d_g.V[/TEX]

Tính được [TEX]d_g = \frac{2}{3}d_n \Leftrightarrow D_g = \frac{2}{3}D_n[/TEX]

Tương tự khi thả vào dầu ta cũng có [TEX]D_g = \frac{9}{10}D_d[/TEX]
 
Top Bottom