[Vật lí 10] Cần các bài tập đặc trưng cho các dạng!

W

winperfect

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Như tiêu đề, mình cần bài tập đặc trưng cho riêng mỗi dạng để có thể tổng hợp được các kiến thức của dạng đó. (mỗi dạng 1 hoặc 2 bài, trong đó tổng hợp tất cả các kiến thức của dạng).
Dạng bài tập về động lượng và biến thiên động lượng.
Dạng bài tập về động năng bà biến thiên động năng.
Dạng bài tập về thế năng trọng trường.
Dạng bài tập về cơ năng và bảo toàn cơ năng.
Dạng bài tập về công và công suất.
Dạng bài tập về chất khí (các đẳng quá trình, phương trình trạng thái, đồ thị các đẳng quá trình).
Mình đang cần gấp, nếu có thể thì mong các bạn giúp mình tìm những dạng bài tập đó, thanks !
 
Last edited by a moderator:
I

i_am_challenger

Dạng bài tập về động lượng và biến thiên động lượng.
1. Một quả cầu rắn có khối lượng m = 0,15kg chuyển động với vận tốc v=6m/s trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi va chạm vào một vách cứng, nó bị bật trở lại với cùng vận tốc v'=6m/s. Hỏi độ biến thiên động lượng của quả cầu sau va chạm là bao nhiêu? tính xung lực(hướng và độ lớn) của vách tác dụng lên quả cầu nếu thời gian va chạm là 0,03s.
2. Tìm tổng động lượng (hướng và độ lớn) của hệ hai vật có khối lượng bằng nhau m1=m2=1kg chuyển động với các vận tốc có độ lớn lần lượt là v1=1m/s và v2=2m/s theo hai hướng hợp với nhau một góc 60 độ.

Dạng bài tập về động năng bà biến thiên động năng.
1. Hai vật cùng khối lượng chuyển động với vận tốc có độ lớn như nhau nhưng theo hai phương khác nhau. Hỏi hai vật có cùng động năng hay không? Cùng động lượng hay không?
2.Đùng búa có khối lượng m = 2kg đóng một chiếc đinh vào gỗ. Vận tốc của búa lúc chạm đinh là 10m/s. Sau mỗi lần đóng, đinh ngập sâu vào gỗ 1cm. Coi lực cản của gỗ lên đinh là không đổi, bỏ qua tác dụng của trọng lực so với lực cản và bỏ qua khối lượng của đinh so với búa.
a) Tính thới gian mỗi lần và chạm giữa búa và đinh (thời gian đinh ngập vào gỗ 1cm).
b)Dùng định lí động năng để tính lực cản của gỗ tác dụng lên đinh.

Dạng bài tập về thế năng trọng trường.
1.Một vật có khối lượng m =750g rơi không vận tốc đầu từ độ cao z=20m xuống đất. Tính công do vật sinh ra khi đi sâu vào đất.
2.Một vật rơi tự do một quãng đường h. Cũng vật ấy rơi quãng đường h trong chất lõng nhớt nhưng rơi đều. So sánh công của trọng lực trong hai trường hợp ấy. So sánh động năng của vật trong hai trường hợp. Tại sao có sự khác nhau.

Dạng bài tập về cơ năng và bảo toàn cơ năng.
1. Một vật rơi không vận tốc đầu từ độ cao 120m. Xác định độ cao mà tại đó vật có động năng bằng 1/4 cơ năng. Lấy g=10m/s^2.
2. Một vật được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 6m/s.
a) Tìm độ cao cực đại của nó.
b) Ở độ cao nào thì thế năng bằng động năng? Ở độ cao nào thỉ thế năng bằng một nửa động năng? Lấy g=10m/s^2.

Dạng bài tập về công và công suất.
1. Mọt động cơ điện cung cấp công suất 18kW cho một cần cẩu nâng 1200kg lên 20m. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.
2. Nhờ cần cẩu, một kiện hàng khối lượng 5 tấn được nâng thẳng đứng lên cao nhanh dần đều, đạt độ cao 10m trong 5s. Tính công của lực nâng trong thời gian năm giây và trong giây thứ . Lấy g=10m/s.

Dạng bài tập về chất khí (các đẳng quá trình, phương trình trạng thái, đồ thị các đẳng quá trình).
1. Nén khí đẳng nhiệt từ thể tích 12 lít đến thể tích 8 lít thì thấy áp suất tăng lên một lường 48kPa. Hỏi áp suất ban đầu của khí là bao nhiêu?
2. Một chất khí lý tưởng được biến đổi theo các quá trình sau:
- Từ 1 sang 2: làm lạnh đẳng áp.
- Từ 2 sang 3: Dãn nỡ đẳng nhiệt.
- Từ 3 sang 4: Nung nóng đẳng áp.
- Từ 4 sang 1: Nén đẳng nhiệt.
Hãy biểu diễn các quá trình trên trong các hệ trục tọa độ (V,T);(P,T);(P,V).
 
Top Bottom