[Vật Lí 10] Cân bằng của vật có thể quay quanh 1 trục

G

godrortol

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Một người nâng 1 tấm gỗ đồng chất , tiết diện có m = 20 kg . Người này tác dụng lực F vào đầu trên của tấm gỗ để giữa cho nó hợp với mặt đất góc alpha = 30 độ . Hãy tìm độ lớn của lực F trong 2 trường hợp :
a. Luc F vuông góc với tấm gỗ
b. Luc F hướng thẳng đứng lên trên

18cbbcc1a5b83fe8c1c8f95f429bdc76_51235220.dsc00022.700x0.jpg

2. Một thanh chắn đường dài 7,8m có trọng lượng 2100N và có trọng tâm ở cách đầu bên trái 1,2m . Thanh có thể quay quanh trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5m . Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bao nhiêu thì thanh cân bằng

22a4ae871f3e9d8093994a35f478b7b8_51235225.dsc00024.700x0.jpg

3. Tìm F cần thiết để làm quay khối gỗ đồng chất nặng 10kg quanh điểm O . Biết chiều rộng gỗ là 50cm chiều dài là 100cm

3fec76d14d4ecb2b4b35456418ed4bd5_51235227.dsc00025.700x0.jpg

4.Cho một hệ gồm 2 chất điểm m = 0,05kg đặt tại P , và m = 0,1kg đặt tại Q . Cho PQ = 15cm . Tìm trọng tâm hệ

P/s giúp mình nhé ..... :D
 
S

songsaobang

Mấy bài trên:

- Xác định tâm quay của vật.
- Xác định trọng tâm của vật.
- Xác định khoảng cách từ tâm quay đến phương của trọng lực.
- Xác định hoảng cách từ tâm quay đến phương của lực.
- Áp dụng quy tắc cân bằng momen.

VD bài 1.

Tâm quay là điểm tiếp xúc của thanh với sàn.
Trọng tâm nằm tại trung điểm thanh.
Khoảng cách từ tâm quay đến phương của trọng lực là L*cos30/2
Nếu lực F vuông góc với thanh thì cánh tay đòn của nó đúng bằng L.
Nếu lực F có phương thẳng đứng thì cánh tay đòn của nó là L.cos30.



Bài cuối.

Ta lấy momen của hai quả cầu với 1 tâm quay bất kì.

*) Giả sử lấy tâm O cách quả cầu nằm trên đường PQ, cách Q 5 cm.

Tổng momen của hai quả cầu với tâm O sẽ là: [TEX]M_0 = m_1.OP + m_2.OQ = 0,05.20 + 0,1.5 = 1,5[/TEX]
Nếu G là trọng tâm của hệ thì momen của nó với tâm O đúng bằng tổng hai momen của hai vật. [TEX]M_G = M_0 \Leftrightarrow (m_1+m_2).x = 1,5[/TEX]

Tính được x = 10 cm. Vậy trọng tâm hệ cách O 10 cm. Tức nằm giữa PQ, cách Q 5 cm.


*) Nếu lấy tâm momen tại Q. Tổng momen của hai quả cầu với tâm Q sẽ là: [TEX]M_Q = m_1.15 + m_2.0 = 7,5[/TEX]
Momen của trọng tâm G với điểm Q là: [TEX]M_G = (m_1+m_2).x = 7,5[/TEX]

Tính ra x = 5. Trùng với đáp án trên.
 
G

godrortol

[Thanks]

Mấy bài trên:

- Xác định tâm quay của vật.
- Xác định trọng tâm của vật.
- Xác định khoảng cách từ tâm quay đến phương của trọng lực.
- Xác định hoảng cách từ tâm quay đến phương của lực.
- Áp dụng quy tắc cân bằng momen.

VD bài 1.

Tâm quay là điểm tiếp xúc của thanh với sàn.
Trọng tâm nằm tại trung điểm thanh.
Khoảng cách từ tâm quay đến phương của trọng lực là L*cos30/2
Nếu lực F vuông góc với thanh thì cánh tay đòn của nó đúng bằng L.
Nếu lực F có phương thẳng đứng thì cánh tay đòn của nó là L.cos30.



Bài cuối.

Ta lấy momen của hai quả cầu với 1 tâm quay bất kì.

*) Giả sử lấy tâm O cách quả cầu nằm trên đường PQ, cách Q 5 cm.

Tổng momen của hai quả cầu với tâm O sẽ là: [TEX]M_0 = m_1.OP + m_2.OQ = 0,05.20 + 0,1.5 = 1,5[/TEX]
Nếu G là trọng tâm của hệ thì momen của nó với tâm O đúng bằng tổng hai momen của hai vật. [TEX]M_G = M_0 \Leftrightarrow (m_1+m_2).x = 1,5[/TEX]

Tính được x = 10 cm. Vậy trọng tâm hệ cách O 10 cm. Tức nằm giữa PQ, cách Q 5 cm.


*) Nếu lấy tâm momen tại Q. Tổng momen của hai quả cầu với tâm Q sẽ là: [TEX]M_Q = m_1.15 + m_2.0 = 7,5[/TEX]
Momen của trọng tâm G với điểm Q là: [TEX]M_G = (m_1+m_2).x = 7,5[/TEX]

Tính ra x = 5. Trùng với đáp án trên.

thanks bạn nhưng mình giải ra dc rùi ;) cảm ơn bạn đã giúp đỡ
 
Top Bottom