[Vật lí 10] Các câu hỏi về Tĩnh học.

C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần này rất hay, tớ lập pic để mọi người cùng thảo luận. :)

Câu 1: Hai thanh cứng có cùng chiều dài, đồng chất, cùng trọng lượng P được gắn với nhau và gắn với tường bằng các trục quay A, B, C như hình vẽ. Tam giác ABC đều. Khi hệ cân bằng, hãy tính các phản lực xuất hiện ở các trục quay.|
in9z.png
 
C

congratulation11

Giải câu 1.

Suy nghĩ vẽ hình:

-- Lực tác dụng vào các điểm quay ở B là lực đàn hồi, chúng có phương trùng với phương của thanh, chiều ngược chiều biến dạng. [Thể hiện màu cam như trên hình].

-- Thanh đồng chất nên trọng lực đặt tại trung điểm.

--Lực tác dụng lên các thanh đồng phẳng, đồng quy. Vậy ta có biểu diễn các phản lực của trục quay tại A, C như sau.
1bsl.png


Tính toán:

Chiếu lên các trục toạ độ để xác định. Nhưng xác định các góc kiểu gì nhỉ :-/
 
S

saodo_3

Các thanh có 2 đầu khớp thì chỉ xuất hiện lực dọc trục thanh thôi, vì nếu không trùng với trục thanh sẽ khiến thanh bị quay.
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Suy nghĩ vẽ hình:

-- Lực tác dụng vào các điểm quay ở B là lực đàn hồi, chúng có phương trùng với phương của thanh, chiều ngược chiều biến dạng. [Thể hiện màu cam như trên hình].

-- Thanh đồng chất nên trọng lực đặt tại trung điểm.

--Lực tác dụng lên các thanh đồng phẳng, đồng quy. Vậy ta có biểu diễn các phản lực của trục quay tại A, C như sau.
1bsl.png


Tính toán:

Chiếu lên các trục toạ độ để xác định. Nhưng xác định các góc kiểu gì nhỉ :-/

Phân tích lực quá chủ quan rồi.

Xét thanh đầu tiên (AB), chọn trục quay tại A: [TEX]N_A[/TEX] không gây ra momen, P gây ra momen, nếu lực tại B cũng hướng theo thanh thì lực này cũng không gây ra momen. Kết luận cuối cùng là thanh này quay sao? Mâu thuẫn đề bài.

Chứng tỏ lực tại B tác dụng lên thanh AB phải hướng lên thế nào đó chưa biết, nhưng phải có tác dụng làm AB quay ngược chiều do trọng lực P gây ra ...

Đề nghị giải lại nhá ;)) Bài này dùng momen chắc cũng đủ rồi ;)) Vì bản chất cân bằng momen với cân bằng lực là giống nhau mà ;))

p/s: Không chừng tại B có 1 lực nén với 1 lực đẩy đó :d
 
C

congratulation11

Theo suy nghĩ lại thì trục B có tác dụng nén thanh BC, kéo thanh AB. Như thế hợp phản lực xuất hiện ở đầu B mà trục tác dụng lên thanh phải hướng xuống dưới chứ nhỉ!

Càng vô lí :(
 
K

keh_hikari_f@yahoo.com.vn

Theo suy nghĩ lại thì trục B có tác dụng nén thanh BC, kéo thanh AB. Như thế hợp phản lực xuất hiện ở đầu B mà trục tác dụng lên thanh phải hướng xuống dưới chứ nhỉ!

Càng vô lí :(

Còn 1 vùng em chưa xét tới đó là giá của lực tại B nằm trong góc ABC ...

Mấu chốt của bài này khá hay, đó là: Trục tại B ĐỨNG YÊN
Nghe thì có vẻ thừa nhưng hãy quan tâm đến điều kiện để trục tại B cân bằng, ta sẽ tìm được một dữ kiện RẤT ĐẮT GIÁ ;))
 
C

congratulation11

Còn 1 vùng em chưa xét tới đó là giá của lực tại B nằm trong góc ABC ...

Mấu chốt của bài này khá hay, đó là: Trục tại B ĐỨNG YÊN
Nghe thì có vẻ thừa nhưng hãy quan tâm đến điều kiện để trục tại B cân bằng, ta sẽ tìm được một dữ kiện RẤT ĐẮT GIÁ ;))

Thì tất nhiên rồi.

Lực tác dụng lên B ngoài 2 cái lực đàn hồi thiò còn có trọng lực nữa.

Hợp hai lực đàn hồi trực đối với trọng lực làm trục tại B cân bằng.

Tuy nhiên, cái mà ta đang xét ở đây là phản lực của trục tác dụng lên thanh.
 
S

saodo_3

Phương pháp hóa rắn.

picture.php



- Hệ thanh AB, AC đang cân bằng, ta xem chúng như một vật rắn, bỏ qua nội lực tại khớp C.

Tại khớp A và B, chưa biết rõ hướng của lực nên ta phân tích chúng thành 2 thành phần: Lực cắt V và lực nén N.

Chọn B làm tâm quay: Khi đó [TEX]2P.\frac{Lcos30}{2} = N_A.L[/TEX]

[TEX]N_B[/TEX] tính tương tự.

- Xem tường + BC là vật rắn, chọn C làm trục quay. khi đó:

[TEX]P.\frac{Lcos30}{2} = N_A.L.sin30 + V_A.L.cos30 ----> V_A [/TEX]

- Xem tường và AC là vật rắn:

+ Chọn tâm quay tại C.

[TEX]N_B.L.sin30 + P.\frac{Lcos30}{2} = V_B.L.cos30 ---> V_B[/TEX]

Tổng các lực theo phương đứng = 0 ---> VC

Tổng các lực thương phương ngang = 0 ---> NC

.........

.........

........



|-) zzzz!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom