[Vật lí 10] Các câu hỏi ôn tập

L

ljnhchj_5v

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây sai:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 2: Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi:
A. Cùng là một dạng năng lượng
B. Có dạng biểu thức khác nhau
C. Đều phụ thuộc vào điểm đầu và điểm cuối
D. Đều là đại lượng vô hướng, có thể dương, âm hoặc bằng không.

Câu 3: Cơ năng là một đại lượng:
A. Luôn luôn khác không
B. Luôn luôn dương
C. Luôn luôn dương hoặc bằng không
D. Có thể dương, âm hoặc bằng không

Câu 4: Một viên đạn có khối lượng m = 10 g bay ngang với vận tốc [TEX]v_1 =300 m/s[/TEX] xuyên vào tấm gỗ dày 5cm. Sau khi xuyên qua tấm gỗ, đạn có vận tốc [TEX]v_2 = 100m/s[/TEX]. Lực cản trung bình tấm gỗ tác dụng lên viên đạn là:
A. [TEX]8.10^3 N[/TEX]
B. [TEX] - 4.10^3 N[/TEX]
C. [TEX] - 8.10^3 N[/TEX]
D. [TEX]4.10^3 N[/TEX]

Câu 5: Khối lượng súng là 4kg và của đạn là 50g. Lúc thoát ra khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là:
A. 6 m/s
B. 7 m/s
C. 10 m/s
D. 12 m/s

Câu 6: Một tên lửa có khối lượng 5 tấn đang chuyển động với vận tốc 100 m/s thì phụt ra phía sau một lượng khí 1 tấn. Vận tốc khí đối với tên lửa lúc chưa phụt là 400 m/s. Sau khi phụt khí, vận tốc của tên lửa là:
A. 200 m/s
B. 180 m/s
C. 225 m/s
D. 250 m/s

Câu 7: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Nếu chọn gốc thế năng tại tầng 10, lấy g = [TEX]9,8 m/s^2[/TEX]. Thế năng của thang máy tại tầng cao nhất là:
A. 588 kJ
B. 392 kJ
C. 980 kJ
D. 588 J

Câu 8: Trên mặt ngang nhẵn, có một lò xo đàn hồi độ cứng k = 10 N/m, một đầu cố định, đầu kia có gắn hòn bi khối lượng 100 g. Kéo bi cho lò xo dãn 5 cm rồi thả nhẹ. Tốc độ lớn nhất của bi là:
A. 1 m/s
B. 0,25 m/s
C. 0,5 m/s
D. 0,75 m/s

Câu 9: Một người nặng 650 N thả mình rơi tự do từ cầu nhảy ở độ cao 10 m xuống nước. Cho [TEX]g = 10 m/s^2[/TEX]. Tính các vận tốc của người đó ở độ cao 5 m và khi chạm nước.
A. 8 m/s; 12,2 m/s
B. 5 m/s; 10 m/s
C. 8 m/s; 11,6 m/s
D. 10 m/s; 14,14 m/s

Câu 10: Một vật có khối lượng 1 kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì chịu tác dụng của lực F = 5,5 N cùng hướng với hướng chuyển động. Sau khi đi thêm được 1 m, vận tốc của vật là:
A. 6 m/s
B. 3,87 m/s
C. 15 m/s
D. 25 m/s

Câu 11: Một con lắc đơn có chiều dài l = 1 m. Kéo cho dây hợp với phương thẳng đứng một góc [TEX]45^o[/TEX] rồi thả tự do. Cho [TEX]g = 9,8 m/s^2[/TEX]. Tính vận tốc con lắc khi nó qua vị trị cân bằng.
A. 3,14 m/s
B. 1,58 m/s
C. 2,76 m/s
D. 2,4 m/s

Câu 12: Tính lực cản của đất khi thả rơi một hòn đá có khối lượng 500 g từ độ cao 60 m. Cho biết hòn đá lún vào đất một đoạn 10 cm. Lấy [TEX]g = 10 m/s^2[/TEX]; bỏ qua sức cản của không khí.
A. 25 kN
B. 2,5 kN
C. 2 kN
D. 22,5 kN

Câu 13: Một búa máy có khối lượng 400 kg thả rơi tự do từ độ cao 5m xuống đất đóng vào một cọc có khối lượng 100 kg trên mặt đất làm cọc lún sâu vào trong đất 5 m. Coi va chạm giữa búa và cọc là va chạm mềm. Cho [TEX]g = 9,8 m/s^2.[/TEX] Tính lực cản coi như không đổi của đất.
A. 628450 N
B. 250450 N
C. 318500 N
D. 154360 N
 
Top Bottom