ở mỗi đầu của lò xo (có chiều dai lo, khối lượng ko đổi, độ cứng là k ), gắn 2 quả cầu A, B đều có khối lượng m nằm yên trên 1 mặt bàn nhẵn nằm ngang. Quả cầu C, cũng có khối lượng m cđ với vận tốc v , đến va chạm đàn hồi với A. Tìm vận tốc của A, B sau va chạm, khoảng cách giữa chúng khi độ biến dạng là cực đại.
Khối lượng không đổi hay là không đáng kể đấy?
Xét va chạm giữa C và A. Vì hai quả cầu này có cùng khối lượng nên vừa va chạm, quả cầu C bị dừng lại, quả cầu A sẽ có vận tốc tức thời là [TEX]V_0[/TEX].
Gọi vận tốc của A sau va chạm là [TEX]V_1[/TEX], vận tốc của B là [TEX]V_2[/TEX].
Áp dụng ĐLBT ta có [TEX]mV_0 = mV_1 + mV_2[/TEX] \Leftrightarrow [TEX]V_0 = V_1 + V_2[/TEX]
[TEX]mV_0^2 = mV_1^2 + mV_2^2 + kx^2[/TEX] \Leftrightarrow [TEX] V_0^2 = V_1^2 + V_2^2 + \frac{kx^2}{m}[/TEX]
Từ đó ta được: [TEX]\frac{kx^2}{m}= 2V_1V_2[/TEX]
Vì [TEX]V_1 + V_2 = V_0[/TEX](Tổng không đổi)
Do đó [TEX]V_1V_2[/TEX] cực đại khi [TEX]V_1 = V_2 = \frac{V_0}{2}[/TEX]
[TEX]V_1V_2[/TEX] cực đại -----> [TEX]x[/TEX] cực đại.
Khi đó ta tính được [TEX]x = V_0\sqrt[]{\frac{m}{2k}}[/TEX]
Khoảng cách hai quả cầu [TEX]l - x[/TEX]
Tìm vận tốc của A và B sau va chạm....ý này khó quá.
Sau va chạm một thời gian dài, C vẫn đứng yên, A, B phải có cùng vận tốc..... không lẽ...lò xo cứ co dãn liên tục....