[Vật lí 10] bài toán về chuyển động của vật trong hệ quy chiếu phi quán tính

M

meocon_199490

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

trên trần 1 thang máy khối lượng m có treo một vật khối lượng c. lực F đặt vào thang máy và làm cho nó chuyển động có gia tốc lên phía trên. khoảng cách từ vật đến sàn thang máy là h.
a)tính gia tốc của thang máy
b)tính lực căng của sợi dây treo vật
c) sợi dây treo vật bỗng nhiên bị đứt. hỏi trong thời gian vật rơi thì gia tốc của thang máy và vật là bao nhiêu.
d)thời gian từ khi dây dứt đến khi vật rơi đến sàn là bao nhiêu? cho gia tốc trọng trường là g
 
Q

quanghero100

vẽ hình chọn hệ quy chiếu (hệ quy chiếu quán tính)
gọi P1 là trọng lượng của thang máy; P2' là trọng lượng biểu kiến của vật
vì thang máy chuyển động nhanh dần đều lên trên nên ta có:
[tex]P2'=c(g+a)[/tex]
chiếu lên trục tọa độ ta sẽ có:
[tex]F-P1-P2'=(m+c).a[/tex]
[tex]\Leftrightarrow F-mg-c(g+a)=(m+c).a\\\Leftrightarrow F-g(m+c)=(m+2c).a\\\Leftrightarrow a=\frac{F-g(m+c)}{m+2c} (1)[/tex]
lực căn dây T=P2'
[tex]\Leftrightarrow T=c(g+a) (2)[/tex]
thay (1) vào (2) tính ra ta được:
[tex] T=\frac{F.c+g.c^2}{m+2c}[/tex]
khi dây đứt thì ta có:
[tex]F-P1=m.a\\\Leftrightarrow F-mg=ma\\\Leftrightarrow a=\frac{F-mg}{m}[/tex]
câu d thì viết phương trình chuyển động của thang máy và của vật là sẽ ra tuy nhiên để viết được phương trình chuyển động thì phải biết được khoảng thời gian chuyển động của thang máy lúc bắt đầu chuyển động đến khi dây đứt thì mới xác định được v0 của hai vật tại thời điểm đứt dây từ đó mới làm được

đây là ý kiến của mình nếu thấy đúng thì thanks một cái nha!!:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
A

anhtrangcotich

Bài giải của em sai hơi tiếc.

Trước hết cần phải xác định là mình chọn hệ quy chiếu nào.

Nếu chọn hệ quy chiếu đứng yên thì trọng lượng của các vật vẫn là P = mg.

Ta có phương trình [TEX]F - mg - c.g = (m+c)a[/TEX]

Còn nếu chọn hệ quy chiếu chuyển động với gia tốc a, thì hệ vật đứng yên so với hệ quy chiếu này. Trọng lượng của mỗi vật là P = m(g+a).

Ta có pt: [TEX]F - m(a+g) + c(a+g) = (m+c).0[/TEX]



Nói luôn cái lực căng dây.

Nếu trong hệ quy chiếu gắn với đất: [TEX]T - c.g = ca[/TEX]

Nếu xét trong hệ quy chiếu chuyển động, lúc này gia tốc của vật (so với hệ quy chiếu) bằng 0 nên [TEX]T = c(g+a)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
Q

quanghero100

Bài của em là em chọn hệ quy chiếu quán tính tức hệ quy chiếu không có gia tốc được gắn với mặt đất (hay nói cách khác là người quan sát chuyển động của thang máy là ở bên ngoài chứ chọn hệ quy chiếu phi quán tính thì rất phức tạp:) )
Bài giải của em không ghi rõ như vậy là vì em nghĩ chắc ai cũng sẽ chọn hệ quy chiếu quán tính cho dễ làm :D:D
Mà dù sao em cũng thanks anh nhiều nhiều lần sau em sẽ cố gắng nói rõ hơn :):):)
 
Top Bottom