[Vật lí 10] Bài tập

  • Thread starter dangtrungtu7
  • Ngày gửi
  • Replies 13
  • Views 6,507

D

dangtrungtu7

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Một quả cầu có khối lượng m = 0.5kg rơi từ độ cao h = 1.25m xuống, một miếng sắt có M = 1kg đỡ bởi lò xo có độ cứng k = 1000N/m, va chạm là đàn hồi. Tính độ co của lò xo. Lấy g = 10m/s^2
Bài 2: Một tấm ván có khối lượng M được treo vào 1 dây dài. Nếu viên đạn có khối lượng m bắn vào ván với[TEX] v_0[/TEX] thì nó dừng lại ở mặt sau của ván, nếu bắn với [TEX]v_1>v_0 [/TEX]thì đạn xuyên qua ván.
Tính vận tốc của ván khi đạn xuyên qua
Giả thiết lực cản của ván đối với đạn không phụ thuộc vào vận tốc của đạn. Lập luận để chọn dấu trong nghiệm^:)^%-(*-:):-$:-/:-??[-O<:cool::eek::eek::):mad:
 
Last edited by a moderator:
X

xilaxilo

Bài 1: Một quả cầu có khối lượng m = 0.5kg rơi từ độ cao h = 1.25m xuống, một miếng sắt có M = 1kg đỡ bởi lò xo có độ cứng k = 1000N/m, va chạm là đàn hồi. Tính độ co của lò xo. Lấy g = 10m/s^2
Bài 2: Một tấm ván có khối lượng M được treo vào 1 dây dài. Nếu viên đạn có khối lượng m bắn vào ván với[TEX] v_0[/TEX] thì nó dừng lại ở mặt sau của ván, nếu bắn với [TEX]v_1>v_0 [/TEX]thì đạn xuyên qua ván.
Tính vận tốc của ván khi đạn xuyên qua
Giả thiết lực cản của ván đối với đạn không phụ thuộc vào vận tốc của đạn. Lập luận để chọn dấu trong nghiệm^:)^%-(*-:):-$:-/:-??[-O<:cool::eek::eek::):mad:

1/ h=1,25 là khoảng cách của quả cầu lúc chưa rơi vs miếng sắt ah?

2/ có bỏ qua lực cản kk ko?
 
J

jenjen00

Bài 1: Một quả cầu có khối lượng m = 0.5kg rơi từ độ cao h = 1.25m xuống, một miếng sắt có M = 1kg đỡ bởi lò xo có độ cứng k = 1000N/m, va chạm là đàn hồi. Tính độ co của lò xo. Lấy g = 10m/s^2


chọn gốc thế năng tại 0( vị trí cân bằng của lò xo )
áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có :
[TEX] \frac{1}{2} kx^2[/TEX] - mgx = mgh
[TEX] \Leftrightarrow kx^2[/TEX] - 2mgx - 2(m + M )gh =0
[TEX] \Leftrightarrow[/TEX] 1000 [TEX]x^2[/TEX] - 2*0,5*10x - 2*10*(0,5 + 1)*1,25 =0
[TEX]\Rightarrow[/TEX] x= 0,2 m
 
Last edited by a moderator:
H

huutrang93

Bài 2: Một tấm ván có khối lượng M được treo vào 1 dây dài. Nếu viên đạn có khối lượng m bắn vào ván với[TEX] v_0[/TEX] thì nó dừng lại ở mặt sau của ván, nếu bắn với [TEX]v_1>v_0 [/TEX]thì đạn xuyên qua ván.
Tính vận tốc của ván khi đạn xuyên qua
Giả thiết lực cản của ván đối với đạn không phụ thuộc vào vận tốc của đạn. Lập luận để chọn dấu trong nghiệm^:)^%-(*-:):-$:-/:-??[-O<:cool::eek::eek::):mad:

Bảo toàn cơ năng và bảo toàn động lượng như bình thường thôi, ra 1 pt bậc 2, đến đây mới lí luận tại sao chọn dâu dương (nghiệm lớn hơn) mà bỏ dấu âm (nghiệm nhỏ hơn)
 
T

thienxung759

chọn gốc thế năng tại 0( vị trí cân bằng của lò xo )
áp dụng định luật bảo toàn cơ năng ta có :
[TEX] \frac{1}{2} kx^2[/TEX] - mgx = mgh
[TEX] \Leftrightarrow kx^2[/TEX] - 2mgx - 2(m + M )gh =0
[TEX] \Leftrightarrow[/TEX] 1000 [TEX]x^2[/TEX] - 2*0,5*10x - 2*10*(0,5 + 1)*1,25 =0
[TEX]\Rightarrow[/TEX] x= 0,2 m

Bạn giải ra một kết quả khá trọn. Tuy nhiên [TEX]\frac{1}{2}k^2-mgx=mgh[/TEX] là sao? Cứ cho là bạn nhầm m với M đi.
Theo bạn quả cầu rơi như thế nào? Vừa chạm miếng sắt nó đã bị nảy lên ngay, còn miếng sắt ấn lò xo xuống?
Hay là quả cầu rơi xuống chạm vào miếng sắt, rồi cùng miếng sắt ấn lò xo xuống. Khi lò xo đạt độ co cực đại, nó mới bị bật lên?
Theo mình thì thế này nhé:
Quả cầu dịch chuyển xuống một đoạn h+x.
Miếng sắt chỉ dịch chuyển xuống một đoạn x.
[TEX]\frac{1}{2}kx^2 = mg(h+x) + Mgx[/TEX] (nghiệm không trọn).
Va chạm hoàn toàn đàn hồi nghĩa là không có sự chuyển hoá cơ năng thành nhiệt năng.
 
C

conech123

Theo mình thì thế này nhé:
Quả cầu dịch chuyển xuống một đoạn h+x.
Miếng sắt chỉ dịch chuyển xuống một đoạn x.
(QUOTE]
theo mình thì chính vì đây là va chạm đàn hồi nên quả cầu rơi xuống sẽ va chạm vào miếng săt và nảy lên ngay, nên quả cầu dịch chuyển xuống một đoạn h thôi chứ bạn.
 
T

thienxung759

Chắc mình nói khó hiểu. Được rồi, bây giờ thế này nhé. Vứt miếng sắt đi. Cho quả cầu rơi xuống chạm vào lò xo. Bạn thử hình dung xem nó va chạm như thế nào?
picture.php


Va chạm đàn hồi không có nghĩa là chạm vào là bong đi ngay. Vì sao người ta nói lò xo, cao su có tính đàn hồi? Đâu phải vì vật nào vừa chạm vào nó cũng bị văng ra.
Bạn thử chạm mạnh ngón tay của mình vào lò xo rồi đột ngột thu lại, xem lò xo có tự nén lại được không. Nhé!
 
C

conech123

Chắc mình nói khó hiểu. Được rồi, bây giờ thế này nhé. Vứt miếng sắt đi. Cho quả cầu rơi xuống chạm vào lò xo. Bạn thử hình dung xem nó va chạm như thế nào?
picture.php


Va chạm đàn hồi không có nghĩa là chạm vào là bong đi ngay. Vì sao người ta nói lò xo, cao su có tính đàn hồi? Đâu phải vì vật nào vừa chạm vào nó cũng bị văng ra.
Bạn thử chạm mạnh ngón tay của mình vào lò xo rồi đột ngột thu lại, xem lò xo có tự nén lại được không. Nhé!
Mình hiểu ý bạn nhưng có lẽ bạn đã có chút nhầm lẫn nào đó hoặc hiểu sai bản chất của nó rồi, bạn thử coi lại định nghĩa va chạm đàn hồi trong SGK xem, theo mình thì nếu nó tiếp tục đi xuống cùng miếng sắt thì đó là va chạm mềm rồi đó bạn.
Còn đối với bài này thì mình nghĩ ta nên tính vận tốc quả cầu trước va chạm, sau đó sd các định luật bảo toàn .hãy cùng suy nghĩ nào !
 
T

thienxung759

Mình không nghĩ là mình sai.

~O)~O)~O)~O) Va chạm mềm, ví dụ : viên đạn bắn vào bao cát, nó dính luôn vào bao và cùng chuyển động với bao, không hề bị nảy ra.
Định nghĩa trong SGK ghi rằng :"Khi va chạm, có thể xuất hiện biến dạng đàn hồi trong một khoảng thời gian rất ngắn, sau đó từng vật lại trở về hình dạng ban đầu và động năng toàn phần không thay đổi, hai vật tiếp tục chuyển động tách rời nhau với vận tốc riêng biệt. Va chạm như thế được gọi là va chạm đàn hồi".
Giai đoạn quả cầu nén lò xo xuống chính là giai đoạn biến dạng đàn hồi.

Mình nghĩ các bạn đã nhầm lẫn giữa va chạm đàn hồi va chạm đàn hồi trực diện.
 
C

conech123

Bạn thử nghĩ xem nhé, nếu viên bi rơi xuống, nó đang nằm trên miếng sắt, nếu nó cùng chuyển động xuống với miếng sắt thì khác nào viên đạn năm trong bao cát đâu, hơn nữa lại chuyển động cùng vận tốc thì khác gì va chạm mềm hả bạn? Bạn thử suy nghĩ hoặc tham khảo ý kiến của thầy giáo xem, mình đã hỏi thầy mình rồi.
 
G

gautruc31093

Bài này thuộc dạng va chạm đàn hồi, nó thật sự quá dễ
Đây giông câu trắc nghiệm của trương tuj ah!
 
T

thienxung759

Bạn thử nghĩ xem nhé, nếu viên bi rơi xuống, nó đang nằm trên miếng sắt, nếu nó cùng chuyển động xuống với miếng sắt thì khác nào viên đạn năm trong bao cát đâu, hơn nữa lại chuyển động cùng vận tốc thì khác gì va chạm mềm hả bạn? Bạn thử suy nghĩ hoặc tham khảo ý kiến của thầy giáo xem, mình đã hỏi thầy mình rồi.

~O)~O)~O)~O) Bài này mình cũng đã từng làm và nộp thầy cho thầy rồi.
Quả cầu chỉ chuyển động với miếng sắt trong một khoảng thời gian ngắn rồi bị nảy lên, trở về vị trí ban đầu.

Mình không nói gì thêm nữa. Bạn xem kĩ lại định nghĩa.
 
C

conech123

~O)~O)~O)~O) Bài này mình cũng đã từng làm và nộp thầy cho thầy rồi.
Quả cầu chỉ chuyển động với miếng sắt trong một khoảng thời gian ngắn rồi bị nảy lên, trở về vị trí ban đầu.

Mình không nói gì thêm nữa. Bạn xem kĩ lại định nghĩa.
Mình thấy thảo luận như thế này mới hay chứ bạn , để nếu ai sai thì còn sửa chứ , có thể quả cầu sẽ cùng chuyển động trong 1 thời gian ngắn với miếng sắt nhưng trong bài giải của bạn , bạn nói quả cầu đi đc 1 đoạn (h + x) thì mình nghĩ không khả quan cho lắm và có thể áp dụng định luật bảo toàn sẽ sai.Bạn ra đáp số là bao nhiêu ấy nhỉ?
4room là để mọi người cùng nhau trao đổi mà bạn. Hy vọng bạn có thể cho mình 1 đáp án chính xác nhất, mình không muốn làm sai 1 bài dễ như thế này
(Mình đang học lớp 10 nên chắc ít tuổi hơn bạn, nhưng cứ xưng hô thế này cho thoải mái nhé:) Hy vọng bạn sẽ hok ghét mình!)
 

Tiên Nhiên

Học sinh mới
Thành viên
5 Tháng ba 2019
3
1
6
22
Trà Vinh
An Trường
rồi bài 1 ra bao nhiêu thế mn, có phải 11.5cm không vậy nhưng mik chưa hiểu cách giải cho lắm huhu
 
  • Like
Reactions: phamkimcu0ng
Top Bottom