[Vật lí 10] Bài tập

L

leeback

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1 :
1 quả cầu m=0.15kg đk treo vào đầu 1 lò xo có chiều dài tự nhiên [tex]l_0=15(cm)[/tex] có hệ số K=15N/m
a. Tính độ dài của lò xo ở VTCB A
b. Từ A kéo vật xuống vị trí B thấp hơn A 1 đoạn [tex]\delta l[/tex].Tính thế năng đàn hồi . hấp dẫn. Mốc thế năng hấp dẫn ở đâu O của lò xo.
c. tính A của P Và A của F đàn hồi trong quá trình vật đi từ A đến B
Bài 2 : CLĐ có l=1(m) [tex]g=\pi^2=10; m=100g[/tex] Từ vị trí CB O đưa vật khỏi phương thẳng đứng 1 góc [tex]\alpha = 45^o[/tex] bỏ qua mọi ma sát
a. tính V lực căng tại [tex]\alpha=0^o[/tex]
b. khi con lắc đi đến [tex]\alpha=30^o[/tex] thì dây treo con lắc bị tuột khỏi vật :
_b.1 Lập phương trình quỹ đạo của vật.
_b.2 tính độ cao cực đại của vật.So Sánh độ cao cực đại này vs độ cao cực đại ban đầu.
 
H

hunter3d10

bạn tự thay số vào cho dễ hiểu nha
bài 1:
a) tại A thì theo định luật 2N
k.x=mg (thay vào tính x)
-------
b) gọi độ dài AB là l1
thế năng đàn hồi mới là 1\2.k.(l1+x)^2
thế năng hấp dẫn là -m.g.(lo+l1+x)
--------
c) công trọng lực là m.g.l1
vì lực đàn hồi tăng tỷ lệ theo hàm bậc nhất với độ giãn nên ta tính công của lực đàn hồi theo giá trị trung bình của nó
tại A. lực đàn hồi là F1=m.g
Tại B lực đàn hồi là F2=k.(l1+x)
Công của lực đàn hồi là A=-1\2.(F1+F2).l1

Bài 2:
a) gọi vận tốc tại vị trí 0 độ là V1
áp dụng bảo toàn cơ năng cho 2 vị trí 45 độ và 0 độ
V1^2=2.g.l(1-cos45)
Định luật 2N:
[TEX]m\frac{{V1}^{2}}{l}=T-mg[/TEX]
Thay số tính T
--------
b) có 2 vị trí góc bằng 30. 1 là lúc đi xuống , 2 là lúc đi lên.....Vì đề bài hỏi tìm hmax nên chắc là lúc đi lên roài.
Khi dây đứt=> vật sẽ chuyển động như 1 vật ném xiên.....Muốn lập được phương trình ta cần biết vận tốc và hướng của nó
**** do dây treo tạo góc 30 độ, vận tốc vuông góc với dây==> vận tốc hợp với phương ngang 1 góc 30 độ
****áp dụng bảo toàn cơ năng cho 2 vị trí 45 độ và 30 độ
2.m.g.l(1-cos45)=2.m.g.l(1-cos30) + m.V^2
nên thay số vào tính V luôn
*****Lập phương trình
theo phương ngang X= v.cos30.t
<=>[TEX]t=\frac{X}{v.cos30}[/TEX] (1)
theo phuơng đứng Y=v.sin30.t-1\2.g.t^2
thay t ở pt (1) vào ta được phương trình quỹ đạo
--------
độ cao cực đại của vật(so với vị trí góc 30độ) là
[TEX]h=\frac{{v}^{2}.{sin}^{2}}{2g}[/TEX]
độ cao cực đại so với vị trí ban đầu là
H=h-[l(1-cos45)-l(1-cos30)]
 
Top Bottom