[Vật lí 10] Bài tập

W

worshiplove2901

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em ko rành về cách trình bày mong mấy anh chị giúp em giải và trình bày hợp lí , em giải nhưng nó rối tung lên

1. Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20độC. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75độC. Xác định nhiệt độ của nước khí bắt đầu có sự cân bằng nhiệt
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K) của nước là 4,18.10^3 J/(kg.K) của sắt là 0,46.1063 J/(kg.K)

2. Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136độC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm vật nóng thêm lên 1độC) là 50J/K chứa 100g nước ở 14độC. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt trong nhệt lượng kế là 18độC . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài
Nhiệt dung riêng của kẽm là 337J/(kg.K) của chì là 126 J/(kg.K) của nước là 4 180 J/(kg.K)
 
N

nguyenhuong96qt

Em ko rành về cách trình bày mong mấy anh chị giúp em giải và trình bày hợp lí , em giải nhưng nó rối tung lên

1. Một bình nhôm khối lượng 0,5 kg chứa 0,118 kg nước ở nhiệt độ 20độC. Người ta thả vào bình một miếng sắt khối lượng 0,2 kg đã được nung nóng tới 75độC. Xác định nhiệt độ của nước khí bắt đầu có sự cân bằng nhiệt
Bỏ qua sự truyền nhiệt ra môi trường bên ngoài. Nhiệt dung riêng của nhôm là 896 J/(kg.K) của nước là 4,18.10^3 J/(kg.K) của sắt là 0,46.1063 J/(kg.K)

2. Người ta bỏ một miếng hợp kim chì và kẽm có khối lượng 50g ở nhiệt độ 136độC vào một nhiệt lượng kế có nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm vật nóng thêm lên 1độC) là 50J/K chứa 100g nước ở 14độC. Xác định khối lượng của kẽm và chì trong hợp kim trên, biết nhiệt độ khi bắt đầu có sự cân bằng nhiệt trong nhệt lượng kế là 18độC . Bỏ qua sự trao đổi nhiệt với môi trường bên ngoài
Nhiệt dung riêng của kẽm là 337J/(kg.K) của chì là 126 J/(kg.K) của nước là 4 180 J/(kg.K)
gọi nhiệt độ lúc sau là t
phân tích bài toán :
đối với nhôm và nước: +m1=0,5 kg ; c1= 896
+m2=0,118 kg ; c2=4,18.10^3
+ denta t1= t-t1=t-20 (nhôm và nước thu nhiệt lượng )
đối với sắt : +m3=0,2kg ; c3=0,46.10^3
+ denta t2=t2-t=75-t
ta có Qthu=Qtỏa
->( m1.c1 +m2.c2).denta1 =(m3.c3).dentat2
->t=(m1.c1.t1+ m2.c2.t2 +m3.c3.t3 ) : (m1.c1+m2.c2+m3.c3)
thay số đc đáp số là t=24,86
công thức trên là công thức tổng quát luôn đó nếu làm trắc nghiệm thì áp dụng luôn cũng đc
bài 2 tương tự​
 
W

worshiplove2901

Em chưa rành cách sử dụng công thức tổng quát này mấy vì thầy của em ko có hướng dẫn , Em đã làm bài 2 tương tự như bài 1 mà nó không đúng kết quả cho mấy mong anh chỉ hộ em thêm bài đó để em có thể ngâm cứ kĩ về cách sử dụng công thức trên . Thank anh

Em làm ra nhưng ko rõ cách xác định cái denta
 
Last edited by a moderator:
W

worshiplove2901

anh ơi anh đâu rồi giúp em với , giúp em hiểu thêm về công thức trên dc ko anh . Anh giải thích sơ bộ dùm em vì thầy em ko chỉ nên em ko rành
 
N

nguyenhuong96qt

anh ơi anh đâu rồi giúp em với , giúp em hiểu thêm về công thức trên dc ko anh . Anh giải thích sơ bộ dùm em vì thầy em ko chỉ nên em ko rành
bạn hiểu thế này nha những vật có nhiệt độ thấp hơn luôn thu nhiệt lương nên vì thế denta t của nó =nhiệt độ lúc sau trừ đii trước như vậy giá trị nhận được mới ko âm
và ngược lại 1 vật có nhiệt dộ nóng hiưn sẽ tỏa nhiệt lượng và denta t lục này lại =lúc trước -lúc sau
còn vấn đề công thức tổng quát nguyên văn là thế này nè:
t=(m1.c1.t1+m2.c2.t2+...+mn.cn.tn) :(m1.c1+m2.c2+...+mn.cn)
cái công thức này bạn chỉ cần làm như tớ đến phần Qthu=Qtỏa chưa cần thay số chỉ cần để chữ để rút t là có ngay ấy mà
công thức này cô giáo tớ đã công nhận là đúng rồi
 
W

worshiplove2901

ok thank anh nhiều em hiểu rồi . Ah mà bài 2 nó có thêm thằng này nữa thì ta cộng luôn vào hả anh (nhiệt lượng cần để làm vật nóng thêm lên 1độC)
 
Top Bottom