[Vật lí 10] Bài tập

T

thien_than_dem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu xuống một mặt phẳng nghiêng cao 1m và dài 10m
a) Tính động năng của vật ở chân mặt phẳng nghiêng, bỏ qua ma sát
b) Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát là 0,05 và g= 10m/s^2
2/ Vật trượt từ đỉnh dốc nghiêng AB (góc alpha = 30), sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang BC. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng và giữa vật với mặt phẳng ngang là như nhau. (có [TEX]\mu [/TEX] = 0,1), AH = 1m.
a. Tính vận tốc của vật tại B. Lấy g = 10m/s^2
b. Quãng đường vật đi được trên mặt phẳng ngang BC
Giúp mình với, mình xin thanks trước
 
S

songthuong_2535

1/ Một vật có khối lượng 1 kg trượt không vận tốc đầu xuống một mặt phẳng nghiêng cao 1m và dài 10m
a) Tính động năng của vật ở chân mặt phẳng nghiêng, bỏ qua ma sát
b) Tính vận tốc của vật tại chân mặt phẳng nghiêng, biết hệ số ma sát là 0,05 và g= 10m/s^2.

Giải:
- Chọn gôc thế năng tại mặt đất; chiều dương là chiều chuyển động; gôc thời gian là lúc bắt đầu xuất phát.

a)
- Cơ năng của vật ở đỉnh mặt phẳng nghiêng:
W=Wđ + Wtmax=Wtmax(do vật trượt ko vận tốc đầu hay vo=0m/s).

- Cơ năng của vật ở cuối mặt phẳng nghiêng:
W=Wđmax + Wt=Wđmax(do tại mặt đất, z=0 => Wt=0)

-Vì bỏ qua ma sát nên cơ năng bảo toàn.
=> Wđmax=Wtmax=mgzmax=1.10.1=10(W)

b)
- Cơ năng của vật ở đỉnh mặt phẳng nghiêng:
W1=Wđ + Wtmax=Wtmax(do vật trượt ko vận tốc đầu).

- Cơ năng của vật ở cuối mặt phẳng nghiêng:
W2=Wđmax + Wt=Wđmax(do tại mặt đất, z=0)

- Vì khi vật trượt có ma sát nên độ giảm cơ năng = công lực ma sát
=>W1-W2=Ams(masát)
<=>Wtmax-Wđmax=Ams
<=> m.g.zmax-1/2.m.vmax^2=Fms.s.cosa
<=> m.g.zmax-1/2.m.vmax^2= u.m.g.s.cosa(cos180=-1)
<=> g.zmax-1/2.vmax^2= -u.g.s
<=> vmax^2= 2(g.zmax+u.g.s)=2(10.1 + 0,05.10.10)=30(m/s)

2/ Vật trượt từ đỉnh dốc nghiêng AB (góc alpha = 30), sau đó tiếp tục chuyển động trên mặt phẳng ngang BC. Biết hệ số ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng và giữa vật với mặt phẳng ngang là như nhau. (có u= 0,1), AH = 1m.
a. Tính vận tốc của vật tại B. Lấy g = 10m/s^2
b. Quãng đường vật đi được trên mặt phẳng ngang BC

Giải:
- Chọn gôc thế năng tại mặt đất; chiều dương là chiều chuyển động; gôc thời gian là lúc bắt đầu xuất phát.

Có: sin(alpha)=AH/AB
=>AB=AH/sin(alpha)=1/sin30=2(m)

- Cơ năng của vật tại A:
W1=Wđ + Wtmax=Wtmax(do vật trượt ko vận tốc đầu hay vo=0m/s).

- Cơ năng của vật tại B:
W2=Wđmax + Wt=Wđmax(do tại mặt đất, z=0)

- Vì khi vật trượt có ma sát nên độ giảm cơ năng = công lực ma sát
=>W1-W2=Ams(masát)
<=>Wtmax-Wđmax=Ams
<=> m.g.zmax-1/2.m.vmax^2=Fms.s.cosa
<=> m.g.zmax-1/2.m.vmax^2= u.m.g.s.cosa(cos180=-1)
<=> g.zmax-1/2.vmax^2= -u.g.s
<=> vmax^2= 2(g.zmax+u.g.s)=2.(10.1 + 0,1.10.2)=24(m/s)

b)
- Cơ năng của vật tại B:
W(B)=1/2mvB^2

- Cơ năng của vật tại C:
W(C)=1/2mvC^2=0(vC=0)

- Vì khi vật trượt có ma sát nên độ biến thiên cơ năng = công lực ma sát
=>WC-WB=Ams
<=> -WB=Ams
<=> -1/2mvB^2=Fms.s.cosa=u.m.g.s.cosa=-u.m.g.s(cos180=-1)
<=>s=(-1/2mvB^2)/(-u.m.g)=(1/2.vB^2)/(u.g)=(1/2.24^2)/(0,1.10)=288(m)
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom