[Vật lí 10] Bài tập

A

avatarspirit2702

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một quả bóng có khối lượng m=5g rơi thẳng đứng xuống mặt sàn nhà từ độ cao 0,8m, sau đó nẩy thẳng đứng lên. Thời gian va chạm Δt=0,01 s. Tính lực tác dụng của sàn nhà lên quả bóng, biết va chạm nói trên là va chạm đàn hồi.
Đáp số thầy tui cho trước là 4 (N).

Giúp tui nhá. Sắp nộp rồi, thứ 2.
 
O

olympuslord

Một quả bóng có khối lượng m=5g rơi thẳng đứng xuống mặt sàn nhà từ độ cao 0,8m, sau đó nẩy thẳng đứng lên. Thời gian va chạm Δt=0,01 s. Tính lực tác dụng của sàn nhà lên quả bóng, biết va chạm nói trên là va chạm đàn hồi.
Đáp số thầy tui cho trước là 4 (N).

Giúp tui nhá. Sắp nộp rồi, thứ 2.

giải: lấy g cho cả bài là 10 m/s^2
bạn dùng định luật bảo toàn cơ năng hoặc đơn giản là công thức [TEX]v =\sqrt{2gh}[/TEX]tìm được vận tốc lúc chạm sàn là 4 (m/s)
tiếp tục áp dụng [TEX]v = v_0 + at[/TEX] để tìm vận tốc sau khi chạm sàn trong 0.01 s
được 3,9 (m/s) chọn chiều dương làm chiều rơi xuống => vận tốc đi lên là -3,9 (m/s)
[TEX]\triangle p = 4.0,05 - (-3,9.0,05) = 0,395 \approx 0,4[/TEX]

trang 146 SGK nâng cao có nói về xung của lực FΔt = Δp
thay số vào tìm dc F = 4 (N) là lực của quả bóng tác dụng lên sàn chính bằng lực sàn tác dụng lại quả bóng ĐL III ;)
 
Last edited by a moderator:
A

avatarspirit2702

cảm ơn bạn ở trên nha, tui còn 1 bài nữa nì, hướng dẫn tui cách làm nhá:
Hai quả cầu bằng nhựa cùng khối lượng như nhau, được treo bằng dây chiều dài l vào điểm O. Một quả được kéo lên làm một góc 60 độ so với phương thẳng đứng đi qua O, rồi thả nhẹ tay. Nó đến va chạm với quả cầu thứ 2 đứng yên đang ở vị trí cân bằng, rồi 2 quả cầu dính vào nhau và cùng chuyển động. Tính:Góc β mã mà dây treo hợp với phương thẳng đứng sau khi 2 quả cầu dính vào nhau.
Bài này đáp số thầy tui là 29 độ, nhưng tui làm thế này thì lại ra 40, 41 độ gì đó, các bạn xem tui sai chỗ nào nhá:
Áp dụng ĐLBTCN:
mgh1=(m+m)gh2
=>l - l.cos60 = 2. (l - l.cosβ)
=>β = 40 hay 41 gì đó.
Tui làm đi lam flại nhưng vẫn chẳng hỉu sai ở đâu. Mọi người giúp nhá. Thanks
 
C

chipcoi93

bạn ơi, thử xeml lại đi,đây là va chạm mềm nên bạn ko đc áp dụng định luật BTCN đâu chỉ đc áp dụng định luật BT động lượng thui. sẽ có:m*v1=(m+m')*v2=>v2=v1/2 mà 1/2m*v1*v1=mgl*(1-cos60) (1)
sau đó mơi áp dụng BTCN với vận tốc v2 và vị trí góc b cần tìm: (m+m')gl(1-cosb)=1/2*(m+m')*(v1/2)^2 (thế (1) vào)
. đap an:29 độ đấy
 
A

avatarspirit2702

Thanks mấy bạn, tui nhớ ra cái bài 2 rùi, thầy cho ghi trong vở mà wên.
Tui có cái bài này nữa, cho mấy bạn thảo luận, tui giải ra rùi nhưng không bik có tư duy đúng không:
Một người có m=50kg đứng ở đầu mũi thuyền có m=200kg, l thuyền=6m đậu trên mặt hồ yên lặng. Sau đó người đi từu đầu thuyền đến cuối thuyền là u=2m/s(Bỏ qua mọi lực cản)
a)Tìm v thuyền đối với bờ. (Câu này tui tính ra là 1/3==>Các bạn tính thử nhá)
b)Tìm quãng đường đi được của thuyền đối với bờ và của người đối với bờ khi người đi đến đuôi thuyền.(Câu này tui tính ra là S (người - bờ) = 30/7 (m); S(thuyền - bờ)=6/7(m))
Tui làm thế này:
b)t người đi trên thuyền = 6/(1/3 + 2)=18/7 s
v người-bờ = 2-(1/3) = 5/3
=>S n-b = 5/3 x 18/7 = 30/7
S t-b = 1/3 x 18/7 = 6/7
các bạn tính thử xem sao nhé.
 
A

avatarspirit2702

bạn ơi, thử xeml lại đi,đây là va chạm mềm nên bạn ko đc áp dụng định luật BTCN đâu chỉ đc áp dụng định luật BT động lượng thui. sẽ có:m*v1=(m+m')*v2=>v2=v1/2 mà 1/2m*v1*v1=mgl*(1-cos60) (1)
sau đó mơi áp dụng BTCN với vận tốc v2 và vị trí góc b cần tìm: (m+m')gl(1-cosb)=1/2*(m+m')*(v1/2)^2 (thế (1) vào)
. đap an:29 độ đấy (Chipcoi93)
Tui không hỉu 1 chỗ trong này lắm đó là áp dụng ĐLBTCN cho vật 1 và 2 vì: Khi vật 1 ở vị trí tạo góc 60 độ với phương thẳng đứng thì chỉ có thế năng chứ sao vẫn có động năng, tương tự như vậy với vật 2.
Kể cả việc vật 1 tạo với phương thẳng đứng góc β thì lúc này cả 2 vật đã đạt vị trí max rồi thì cũng không thể có động năng được. Đấy bạn giai rthichs thử xem, giải thích đc thì coi như xong.
 
P

phuong95_online

bạn ơi, thử xeml lại đi,đây là va chạm mềm nên bạn ko đc áp dụng định luật BTCN đâu chỉ đc áp dụng định luật BT động lượng thui. sẽ có:m*v1=(m+m')*v2=>v2=v1/2 mà 1/2m*v1*v1=mgl*(1-cos60) (1)
sau đó mơi áp dụng BTCN với vận tốc v2 và vị trí góc b cần tìm: (m+m')gl(1-cosb)=1/2*(m+m')*(v1/2)^2 (thế (1) vào)
. đap an:29 độ đấy (Chipcoi93)
Tui không hỉu 1 chỗ trong này lắm đó là áp dụng ĐLBTCN cho vật 1 và 2 vì: Khi vật 1 ở vị trí tạo góc 60 độ với phương thẳng đứng thì chỉ có thế năng chứ sao vẫn có động năng, tương tự như vậy với vật 2.
Kể cả việc vật 1 tạo với phương thẳng đứng góc β thì lúc này cả 2 vật đã đạt vị trí max rồi thì cũng không thể có động năng được. Đấy bạn giai rthichs thử xem, giải thích đc thì coi như xong.
va chạm mềm thì có lực ma sát giữa hai vật chuyển thành nhiệt năng nên k áp dụng bảo toàn cơ năng được
 
P

phuong95_online

Thanks mấy bạn, tui nhớ ra cái bài 2 rùi, thầy cho ghi trong vở mà wên.
Tui có cái bài này nữa, cho mấy bạn thảo luận, tui giải ra rùi nhưng không bik có tư duy đúng không:
Một người có m=50kg đứng ở đầu mũi thuyền có m=200kg, l thuyền=6m đậu trên mặt hồ yên lặng. Sau đó người đi từu đầu thuyền đến cuối thuyền là u=2m/s(Bỏ qua mọi lực cản)
a)Tìm v thuyền đối với bờ. (Câu này tui tính ra là 1/3==>Các bạn tính thử nhá)
b)Tìm quãng đường đi được của thuyền đối với bờ và của người đối với bờ khi người đi đến đuôi thuyền.(Câu này tui tính ra là S (người - bờ) = 30/7 (m); S(thuyền - bờ)=6/7(m))
Tui làm thế này:
b)t người đi trên thuyền = 6/(1/3 + 2)=18/7 s
v người-bờ = 2-(1/3) = 5/3
=>S n-b = 5/3 x 18/7 = 30/7
S t-b = 1/3 x 18/7 = 6/7
các bạn tính thử xem sao nhé.
mình không ra thế
gọi người ,thuyền ,bờ lần lượt là 1,2,3
áp dụng định luật bảo toàn đôg lượng
mV13+Mv23(m:vng`,M:v thuyền)=0(có dấu vecto)
chiếu lên chiều cđọng của người
<=> mv12-mv23-Mv23=0=>......=>v23=0,4m/s
vậy v của thuyền so với bờ là 0,4m/s
b,quãng đường đi được của thuyền so với bờ
6/2.0,4=1,2m
quãng đường đi được của người so với bờ 1,2+6=7,2m
 
S

songtu009

Một quả bóng có khối lượng m=5g rơi thẳng đứng xuống mặt sàn nhà từ độ cao 0,8m, sau đó nẩy thẳng đứng lên. Thời gian va chạm Δt=0,01 s. Tính lực tác dụng của sàn nhà lên quả bóng, biết va chạm nói trên là va chạm đàn hồi.
Đáp số thầy tui cho trước là 4 (N).

Giúp tui nhá. Sắp nộp rồi, thứ 2.
Bài này đáp án của thầy em chưa chắc đã đúng.
Vận tốc chạm đất là: [TEX]4 m/s[/TEX]
Va chạm trong [TEX]0,01 s[/TEX] thì sẽ có [TEX]0,005s[/TEX] để bóng dừng lại. Gia tốc trung bình:
[TEX]a = 800 m/s^2[/TEX]

Áp dụng định luật II lúc va chạm.
[TEX]N - mg = ma \Rightarrow N = ma + mg = 4,05 N[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
A

avatarspirit2702

mình không ra thế
gọi người ,thuyền ,bờ lần lượt là 1,2,3
áp dụng định luật bảo toàn đôg lượng
mV13+Mv23(m:vng`,M:v thuyền)=0(có dấu vecto)
chiếu lên chiều cđọng của người
<=> mv12-mv23-Mv23=0=>......=>v23=0,4m/s
vậy v của thuyền so với bờ là 0,4m/s
b,quãng đường đi được của thuyền so với bờ
6/2.0,4=1,2m
quãng đường đi được của người so với bờ 1,2+6=7,2m
Bài này tui làm đwocj rồi, ra là 1,2 m và 4,8 m.
Kiểm tra bằng cách: Tổng quãng đường người đi so với bờ và quãng đường thuyền dịch chuyển phải bằng 6 m.
Dù sao cũng thanks.
 
A

avatarspirit2702

Các bạn có ai biết công thức tính nhiệt năng toả ra trong quá trình va chạm giữa 2 vật thế nào ko, chỉ tui với ?
 
A

anhsao3200

Các bạn có ai biết công thức tính nhiệt năng toả ra trong quá trình va chạm giữa 2 vật thế nào ko, chỉ tui với ?
Áp dụng công thức bảo toàn năng lượng bạn ạ ta có

gif.latex


 
Top Bottom