[Vật lí 10] Bài tập

J

jullymiu34

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bài 1: Dùng 1 lực tác dụng vào vật m1 thì a1= 4m/s^2. Tcs dụng vào vật m2 thì a2 = 3m/s^2. Hỏi gia tốc của vật là bao nhiêu khi dùng vật trên tác dụng vào vật m có khối luợng :
a) (m1+ m2)/2
b) m1+m2
c) m2 - m1
Bài 2: Khi xe không chở hàng thì tác dụng lên nó 1 lực thì xe chuyển động có gia tốc = 2m/s^2. Đặt lên nó một tấn rưỡi hàng lực tác dụng không đổi thì gia tốc còn lại là 1,5m/s^2. Tìm khối lượng của xe biết lực tác dụng là không đổi.
Bài 3: Một chiếc xe chở hàng chuyển động từ A đến B mất 20s. Đặt lên nó 1 tấn hàng thì chuyển động từ A đến B mất 25s. Lực tác dụng không đổi. Tìm khối lượng của xe.
Bài 4: Một chiếc xe có khối lượng m tấn tác dụng 1 lực thì có gia tốc a1. Đặt lên nó 500kg. Nếu muốn xe có gia tốc như cũ thì lực tác dụng = 1,2 lực ban đầu. Hãy tìm khối lượng của xe.
Bài 5: Một vật chịu tác dụng của một lực cùng phương với phương của vận tốc trong thời gian 5s thì làm cho vận tốc của vật thay đổi từ 8 đến 4m/s^2. Sau 5s người ta tăng độ lớn của lực lên gấp rưỡi, chiều không đổi. Hãy xác định độ lớn của vận tốc sau 15s kể từ khi tăng lực.
Em cám ơn các anh, chị ạ.
 
D

donghxh

Bài 1:
Mình chỉ gợi ý thui(nhác viết)
a)Ta có: F=a1.m1
F=a2.m2
=>[TEX]\frac{m1+m2}{2}[/TEX]=[TEX]\frac{F}{2a1}[/TEX]+[TEX]\frac{F}{2a2}[/TEX]=y
=>Gia tốc=F:y
Câu b, c tương tự
 
D

donghxh

Bài 3:
Ta có:
s=[TEX]\frac{1}{2}[/TEX].a.[TEX]20^2[/TEX]
s=[TEX]\frac{1}{2}[/TEX].a1.[TEX]25^2[/TEX]
[TEX]\frac{a}{a1}[/TEX]=[TEX]\frac{25}{16}[/TEX]
[TEX]\frac{F}{m}[/TEX]:[TEX]\frac{F}{m+1000}[/TEX]=[TEX]\frac{25}{16}[/TEX]
Từ đây tính dc
 
S

songtu009

Bài 5: Một vật chịu tác dụng của một lực cùng phương với phương của vận tốc trong thời gian 5s thì làm cho vận tốc của vật thay đổi từ 8 đến 4m/s^2. Sau 5s người ta tăng độ lớn của lực lên gấp rưỡi, chiều không đổi. Hãy xác định độ lớn của vận tốc sau 15s kể từ khi tăng lực.
Em cám ơn các anh, chị ạ.
Vận tốc giảm nên lực sẽ ngược chiều.
Ta có:
[TEX]a = \frac{\Delta V}{t} = - 0,8 m/s^2[/TEX]
Nếu tăng độ lớn lực lên gấp rưỡi thì gia tốc tăng gấp rưỡi [TEX]a_2 = - 1,2 m/s^2[/TEX]
Vậy sau 15s vận tóc của vật là:
[TEX]v_2 = 4 +a_2*15 = -14m/s[/TEX]
Vật đi theo chiều ngược lại.
 
Top Bottom