[Vật lí 10] Bài tập

K

ken73n

Ở Bắc cực vẫn có mây mà
Kiếm đc mấy cấy ảnh mây Bắc cực ny đây ;)
T/g :nhiếp ảnh gia Cherry Alexander(Anh)
may-1.jpg

Những đám mây bao phủ Vịnh Inglefield lúc sáng sớm trên đảo Greenland
may-2.jpg

Hiệu ứng địa hình núi(mây á)
may-3.jpg

(Vào mùa đông) Bình minh vùng Bắc cực vào khoảng 10 giờ sáng.
(theo Daily Mail)
 
K

kokonomutsu

ua mình nhớ rằng ở đâu có ánh sánh quang nhỉ cho mik bik với thank nhìu
 
N

nguyentuvn1994

Cái cậu nói là cái này đúng không
1.jpg


Cái ấy được gọi là cực quang có ở những vĩ độ cận cực và vùng cực
còn đây là lí giải của thiên văn học về hiện tượng cực quang:
Trong thiên văn học, cực quang là một hiện tượng quang học được đặc trưng bởi sự thể hiện đầy màu sắc của ánh sáng trên bầu trời về đêm, được sinh ra do sự tương tác của các hạt mang điện tích từ gió mặt trời với lớp trên của bầu khí quyển của hành tinh. Các cực quang mạnh nhất có xu hướng diễn ra sau sự phun trào hàng loạt của Mặt Trời. Các dải sáng này liên tục chuyển động và thay đổi làm cho chúng trông giống như những dải lụa màu trên bầu trời. Đây có thể coi là một trong những hình ảnh đẹp của tự nhiên.

Trên Trái Đất, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh và Hải Vương Tinh, các cực quang được sinh ra do tương tác của các hạt trong gió mặt trời với từ trường của hành tinh, và vì thế chúng là rõ nét nhất ở các vĩ độ cao gần các cực từ. Vì lý do này, cực quang diễn ra ở bắc bán cầu Trái Đất được gọi là bắc cực quang, hay ánh sáng bắc cực; và ở nam bán cầu thì là nam cực quang. Tuy nhiên, cực quang cũng diễn ra trên Kim Tinh và Hỏa Tinh mà chúng lại gần như không có từ trường của hành tinh. Trên Kim Tinh, các phân tử của khí quyển được tích tụ năng lượng trực tiếp từ gió mặt trời; trên Hỏa Tinh, các cực quang diễn ra gần các điểm dị từ khu vực trong lớp vỏ hành tinh, là tàn dư của từ trường cũ của hành tinh (giả thiết) mà ngày nay không còn tồn tại nữa.
nguồn: Wikipedia​

còn cái này cũng hay nè, mọi người bảo nó là gì nhỉ :-?
cuc%20quang%20nam.jpg
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom