[Vật lí 10] Bài tập vật lí cơ

C

carnation_93

C

carnation_93

2. một hợp lực 1N tác dụng vào 1 vật 2kg, lúc đầu đứng yên,trong khoảng thời gian 2 s,quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là bao lâu ?
A 0.5m
B 1m
C 2m
D 4m
 
K

kimxakiem2507

Bài 1
[TEX]m=800 (tan) =800000 (kg),v=72(\frac{km}{h})=20(\frac{m}{s})[/TEX]
Áp dụng định luật bảo toàn năng lượng (khi dừng lại năng lượng bằng 0)
[TEX]W_{d}+A=0 \Leftrightarrow{\frac{1}{2}mv^2+A=0 \Leftrightarrow{A=-\frac{1}{2}mv^2=-16.10^7(J)[/TEX]
Dấu âm do đây là công cản thôi
 
K

kimxakiem2507

Bài 2:
[TEX]a=\frac{F}{m}=0,5 (\frac{m}{s^2})[/TEX]
[TEX]s=\frac{1}{2}at^2+v_0t(v_0=0)[/TEX]
[TEX]s=1(m)[/TEX]
 
Last edited by a moderator:
C

carnation_93

Thanh u so much !

3.một thuyền khối lượng 100kg đang chuyển động với vận tố 5m/s so với bờ sông .Một người có khối lượng 60kg ,chuyển động từ lái tới mũi,nghĩa là cùng chiều với chiều cđ của thuyền ) với vận tốc 2m/s s với bờ sông .Hỏi vận tóc của thuyền so với bờ sông (m/s)
a 8,5
b 6,8
c 9,2
d 5,5

4,một vành tròn khối lượng 1kg, bán kính 10cm ,lăn không trượt trên một mặt ngang có động năng là 9J ,Vận tốc góc của vành bằng ?
a 0,03 rad/s
b 60
c 11
d 30
 
D

duynhan1

Thanh u so much !

3.một thuyền khối lượng 100kg đang chuyển động với vận tố 5m/s so với bờ sông .Một người có khối lượng 60kg ,chuyển động từ lái tới mũi,nghĩa là cùng chiều với chiều cđ của thuyền ) với vận tốc 2m/s s với bờ sông .Hỏi vận tóc của thuyền so với người (m/s)
a 8,5
b 6,8
c 9,2
d 5,5

[TEX] \vec{v_{21}} = \vec{v_{23}} + \vec{v_{31}} = \vec{v{23}} -\vec{ v_{13}}[/TEX]

[TEX]\vec{v_{13}}[/TEX] cùng chiều [TEX]\vec{v_{23}}[/TEX]

[TEX]\Rightarrow v_{21} = 5 - 2 = 3 m/s[/TEX]
 
D

duoisam117

3.một thuyền khối lượng 100kg đang chuyển động với vận tố 5m/s so với bờ sông .Một người có khối lượng 60kg ,chuyển động từ lái tới mũi,nghĩa là cùng chiều với chiều cđ của thuyền ) với vận tốc 2m/s s với bờ sông .Hỏi vận tóc của thuyền so với bờ sông (m/s)
a 8,5
b 6,8
c 9,2
d 5,5

Quy ước:
1. Người
2. Thuyền
3. Bờ sông

Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:


[TEX](m_1+m_2).v_{13}=m_1.v_{13}+m_2.v'_{23}[/TEX]

[TEX](60+100).5=60.2+100.v'_{23}[/TEX]

[TEX]v'_{23}=6,8 \ (m/s)[/TEX]


Vận tốc thuyền so với bờ sông cho rồi mà :(
___________________________________________-

Cái vận tốc đó là khi người chưa chuyển động. Khi ng chuyển động thì vận tốc thuyền sẽ thay đổi pạn ợ :p
 
H

harry18



4,một vành tròn khối lượng 1kg, bán kính 10cm ,lăn không trượt trên một mặt ngang có động năng là 9J ,Vận tốc góc của vành bằng ?
a 0,03 rad/s
b 60
c 11
d 30


Động năng của vành gồm có động năng quay và động năng do chuyển động tịnh tiến.
Anh gọi lần lượt là W1 và W2.

Gọi ω là vận tốc góc của vành.

Vậy vận tốc tịnh tiến của bánh chính là vận tốc của điểm nằm ở mép vành, và ta có:

v = ω.r = 0,1ω (m/s)

Ta lại có: [TEX]I = mr^2 = 0,01 (kg.m^2) [/TEX]

Khi đó, động năng của vật sẽ là:

[TEX] W = W1 + W2 = \frac{1}{2}mv^2 + \frac{1}{2}I\omega ^2 = 0,005\omega ^2 + 0,005\omega ^2 = 0,01\omega ^2[/TEX]

Theo đề thì: W = 9 J

Vậy ω = 30 rad/s
 
Last edited by a moderator:
C

carnation_93

còn bài này nữa nà,giưuó mình nha
1, một viên bi được thả lăn không trượt không vận tốc ban đầu từ đỉnh mặt phẳng nghiêng 30* so với phương ngang ,tìm gia tốc khối tâm ,lấy g=9,8


2, một thanh gỗ đồng chất cí khối lượng 150g ,muốn cầm 1 đầu của thanh gỗ để nâng lên cần 1 lực bằng bao nhiêu
 
N

nguyentuvn1994

1.
gọi trọng lượng viên bi là P=9,8m (m là khối lượng khối gỗ)
Từ hình vẽ (bạn vẽ hình ra nhé :D) ta có thể phân tích trọng lực vuông góc với mặt đất thành 2 lực: 1 song song với mặt phẳng nghiêng (F) và 1 vuông góc với mặt phẳng nghiêng (N).
Từ hình vẽ ta dễ thấy F= P. sin 30 = P/2
Theo công thức định luật II Niu - tơn ta => a= [tex]\frac{F}{m}[/tex] <=> a= [tex]\frac{\frac{P}{2}}{m}[/tex]
<=> a = [tex]\frac{\frac{P}{2}}{\frac{P}{9,8}}[/tex] => a= 4,9 m/[tex]s^2[/tex]

2.
Theo mình là 2,25N @-)
 
S

songtu009

a3.jpg

Bài 1 trong chương trình lớp 10 không học.
Vì vật lăn không trượt nên sẽ có một lực có phương tiếp tuyến với vật. Đó là lực ma sát nghỉ (ngăn cản sự chuyển động tịnh tiến, tạo momen quay).

Phương trình động lực học cho vật rắn chuyển động quay:
[TEX]M_{ms} = I\gamma = \frac{2mr^2}{5}\frac{a}{r}[/TEX] ([TEX]\gamma [/TEX]là gia tốc tiếp tuyến)
Mà [TEX]M = F_{ms}r[/TEX]
Hay ta có: [TEX]F_{ms} =\frac{2mr^2}{5}\frac{a}{r^2} = m\frac{2a}{5} [/TEX]
Áp dụng phương trĩnh động lực học cho vật rắn trong chuyển động tịnh tiến:
[TEX]Psin\alpha - F_{ms} = ma[/TEX]
Hay [TEX]mgsin30 = mg\frac{2a}{5} + ma = m\frac{7a}{5}[/TEX]
Vậy [TEX]a = \frac{5g}{14}[/TEX]

Bài 2. Áp dụng nguyên tắc đòn bẩy. 0,75 N
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom