[Vật lí 10] Bài tập Lý

4

464646

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Em chỉ cần công thức để tính thôi mà nếu có cả đáp án thì càng tốt :)
1/ Ở nơi có gia tốc trọng trường g = 10m/s^2, một lò xo có độ cứng k, đầu trên được giữ cố định, đầu dưới được treo quả nặng 200g. Khi quả nặng nằm cân bằng thì lò xo dãn 4cm.
a) Tính k.
b) Nếu treo thêm một quả nặng m'=150g thì lò xo dãn thêm bao nhiêu?
(Bài 1 em ra đáp số a) k= 50N/m còn b) l1 = 0.03m nhưng mà ko biết có đúng ko.)
2/ Một ô tô khối lượng 2 tấn đi lên một cầu cong dạng mặt cầu với bán kính 100m. Khi tới đỉnh cầu cong nó có vận tốc 54km/h. Biết gia tốc rơi tự do là 10m/s^2. Tính độ lớn áp lực của xe lên mặt cầu.
3/ Một tấm ván AB có trọng lượng 240N được bắc qua một con mương. Trọng lượng của tấm ván cách điểm tựa A là 2,4m và cách điểm tự B là 1,2m. Tính lực của tấm ván tác dụng lên điểm A.
4/ Một vật có khối lượng 5kg đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được kéo bằng một lực theo phương ngang và có độ lớn 10,2N. Biết gia tốc trọng trường là 10m/s^2, hệ số ma sát trượt của vật với mặt sàn là 0,2.
a) Tính quãng đường vật đi được sau 10s chịu lực tác dụng.
b) Nếu muốn kéo vật chuyển động thẳng đều thì độ lớn của lực kéo bằng bao nhiêu?
THANKS!
 
S

songtu009

2/ Một ô tô khối lượng 2 tấn đi lên một cầu cong dạng mặt cầu với bán kính 100m. Khi tới đỉnh cầu cong nó có vận tốc 54km/h. Biết gia tốc rơi tự do là 10m/s^2. Tính độ lớn áp lực của xe lên mặt cầu.
3/ Một tấm ván AB có trọng lượng 240N được bắc qua một con mương. Trọng lượng của tấm ván cách điểm tựa A là 2,4m và cách điểm tự B là 1,2m. Tính lực của tấm ván tác dụng lên điểm A.
4/ Một vật có khối lượng 5kg đang đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được kéo bằng một lực theo phương ngang và có độ lớn 10,2N. Biết gia tốc trọng trường là 10m/s^2, hệ số ma sát trượt của vật với mặt sàn là 0,2.
a) Tính quãng đường vật đi được sau 10s chịu lực tác dụng.
b) Nếu muốn kéo vật chuyển động thẳng đều thì độ lớn của lực kéo bằng bao nhiêu?
Bài 1 đúng rồi.
Bài 2:
Vận tốc tại đỉnh cầu là [TEX]15 m/s[/TEX]. Vì xe chuyển động tròn nên sẽ có hợp lực hướng tâm tác dụng lên xe.
[TEX]F = m\frac{v^2}{r}[/TEX]
Trong đó F là hợp của hai lực: P là trọng lực của xe, hướng vào tâm, N là phản lực của cầu, hướng ra xa tâm. Vậy:
[TEX]P - N = m\frac{v^2}{r}[/TEX]
Vậy [TEX]N = mg - m\frac{v^2}{r}[/TEX].
Bài 3. Xem B là điểm tựa. Gọi N là phản lực của A tác dụng lên ván.
Theo nguyên lí đòn bẩy, ta phải có:
[TEX]N.AB = P*GB[/TEX] (G là điểm đặt trọng tâm).
Vậy [TEX]N = \frac{P*1,2}{3,6} (N)[/TEX]
Bài 4.
Cần tính gia tốc của vật.
[TEX]F_k - F_{ms} = ma \Rightarrow a = \frac{10,2 - mgk}{m}[/TEX]
Có a rồi em tính quãng đường theo công thức:
[TEX]2S =at^2 [/TEX] vì đây là chuyển động không vận tốc đầu.
Để vật chuyển động thẳng đều thì lực kéo phải bằng lực ma sát.
 
4

464646

Cảm ơn anh nha, để áp dụng vào bài tập đã!
Mà cho em thắc mắc, bài 4 tính gia tốc: k có phải là hệ số ma sát trượt không anh? Còn bài 3 cái nguyên lí đòn bẩy nó thuộc vào bài nào trog chương III sách Vật Lý 10 cơ bản vậy ạ? Vì em mới học đến bài 2 Momen lực thôi. Thank anh!
 
H

huutrang93

Cảm ơn anh nha, để áp dụng vào bài tập đã!
Mà cho em thắc mắc, bài 4 tính gia tốc: k có phải là hệ số ma sát trượt không anh? Còn bài 3 cái nguyên lí đòn bẩy nó thuộc vào bài nào trog chương III sách Vật Lý 10 cơ bản vậy ạ? Vì em mới học đến bài 2 Momen lực thôi. Thank anh!

Bài 3:
Xét trục quay qua B đó bạn
Tổng momen lực âm bằng tổng momen lực dương
[TEX]\Rightarrow N=\frac{P.1,2}{3,6}[/TEX]

Bài 4:
k là hệ số ma sát trượt đề cho sẵn
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom