[Vật đàn] Một số bài tập hay

Status
Không mở trả lời sau này.
C

congratulation11

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Bên Văn có Văn đàn, nay mình lập Vật đàn của Vật Lí (nghe hơi chuối - giữ gạch nhé ;)) )

Topic post bài tập, câu hỏi hay. Đồng chí nào có hứng thú xin mời vào cày với tớ.

Bạn có thể giải được những bài tập trong này với trình độ 9,5/12 trở đi. ;))
----------------------------------------
Bài 1: Cho hệ vật có M=2m như sau:
untitled_zpsc39d5bfb.png

Ban đầu giữ vật M sao cho dây ở giữa nằm ngang. Hỏi khi buông tay thì hệ cđ thế nào?
 
N

nguyenkm12

Văn đàn chưa từng nghe tới :| cái từ Vật đàn nghe còn kì hơn :|
Mình xin phép suy luận bằng phương pháp "chém bớt" và "tiêm" vào như sau :))
- Giả sử như không có vật M thì hệ sẽ đứng yên (hệ ròng rọc mà) lúc đó đoạn dây giữa hai ròng rọc có một lực căng là 2m do 2 vật bên tạo thành, lực căng này giúp cho một vật treo lên có thể đứng yên nhưng chú ý là ban đầu 2 hướng của trọng lực và lực căng dây vuông góc với nhau nên mới ban đầu không tác động đến nhau, trọng lực phải kéo dây xuống một đoạn(lúc đó trọng lực hợp với dây 1 góc khác 90 độ) thì mới có sự tác động và cân bằng tóm lại như sau:
+ Vật M ban đầu di chuyển vô hạn thời gian vì lực căng dây không đủ sức chặn lại. Chứng minh theo suy luận như sau: Nhận thấy để hệ cân bằng thì lực căng dây hai bên tác dụng lên vật phải là M.g (mỗi bên là m.g) nhưng mỗi bên độ lớn của nó khi quy cùng về trục đứng lại là mgcosa (a là góc hợp bởi trọng lực và dây) nên a phải là góc 0 độ thì mới có sự cân bằng (nhưng điều này không bao giờ xảy ra)
+ Vật M sẽ dừng lại bằng "niềm tin" nếu :)) ma sát không khí có hiệu quả =)), có cái gì đó đỡ nó như mặt đất chẳng hạn :)), hoặc không thì cái ròng rọc nó hư nên dừng lại =)) (chém tí cho bạn bớt căng vì bài dài ấy mà) :D
 
C

congratulation11

Cảm ơn Nguyên đã mở hàng. Mình xin phép áp dụng định luật "Bật tanh tách" như sau: ;))

+) Ý thứ nhất của bạn.

Theo như bạn nói thì dây ở giữa chịu sức căng 2m ---> Sai (T phải bằng 0 thì dây mới cân bằng, hệ mới cân bằng)

+) Đề bài có 1 lưu ý là dây dài vô hạn.

Như bạn nói thì vật M sẽ chẳng thể dừng lại, vậy nó cđ như thế nào vậy???

P/s: Bạn ơi, mình mới thay kính @@
------------------------

Phải rồi, với ý tưởng bỏ bớt M của bạn, tớ có 1 câu hỏi nhỏ như sau: Hãy cho biết, khi hai vật m (ở hai bên) được bố trí sao cho không cùng độ cao thì hệ cđ thế nào??? ;))
 
Last edited by a moderator:
K

kienconktvn

Bên Văn có Văn đàn, nay mình lập Vật đàn của Vật Lí (nghe hơi chuối - giữ gạch nhé ;)) )

Topic post bài tập, câu hỏi hay. Đồng chí nào có hứng thú xin mời vào cày với tớ.

Bạn có thể giải được những bài tập trong này với trình độ 9,5/12 trở đi. ;))
----------------------------------------
Bài 1: Cho hệ vật có M=2m như sau:
untitled_zpsc39d5bfb.png

Ban đầu giữ vật M sao cho dây ở giữa nằm ngang. Hỏi khi buông tay thì hệ cđ thế nào?

không biết có mẹo gì hok nhưng thấy hệ cân bằng mà :confused: vì ban đầu nó đứng yên nên nó đứng yên lun.
nếu mà ban đầu để vật M lệch 1 đoạn thì vật M sẽ dao động quanh vị trí cân bằng ở trên, bỏ qua ma sát thì có thể vật sẽ dao động điều hòa.
 
N

nguyenkm12

cảm ơn bạn conga đã nhắc nhở :D
Mục đích "chém bớt" của mình là để hình dung ban đầu hình dung xem cân bằng do những lực nào tạo nên rùi sau đó treo thêm thì dễ tìm hiểu hơn
Vật M không thể dừng lại thì nó sẽ chuyển động không ngừng với sự vô hạn của thời gian (nếu có :)) ) hay là luôn chuyển động tương đối so với 2 vật m còn lại thế thui :D
Thay kính liên quan gì ở đây ???
- Nếu bố trí như bạn thì 2 vật sẽ chuyển động đến khi nào cân bằng là xong
 
C

congratulation11

không biết có mẹo gì hok nhưng thấy hệ cân bằng mà :confused: vì ban đầu nó đứng yên nên nó đứng yên lun.
nếu mà ban đầu để vật M lệch 1 đoạn thì vật M sẽ dao động quanh vị trí cân bằng ở trên, bỏ qua ma sát thì có thể vật sẽ dao động điều hòa.
Hehe, anh đọc thiếu đề rồi nhé! Ban đầu giữ vật M cho dây ở giữa nằm ngang mà.

cảm ơn bạn conga đã nhắc nhở :D
Mục đích "chém bớt" của mình là để hình dung ban đầu hình dung xem cân bằng do những lực nào tạo nên rùi sau đó treo thêm thì dễ tìm hiểu hơn
Vật M không thể dừng lại thì nó sẽ chuyển động không ngừng với sự vô hạn của thời gian (nếu có :)) ) hay là luôn chuyển động tương đối so với 2 vật m còn lại thế thui :D
Thay kính liên quan gì ở đây ???
- Nếu bố trí như bạn thì 2 vật sẽ chuyển động đến khi nào cân bằng là xong

Mình nói thay kính bởi vì bạn cho màu chữ sáng quá ;))

- Vấn đề mới đặt ra: theo bạn thì nó không cần bằng, tại sao vậy?>?? Mình tưởng nó phải cân bằng chứ nhỉ.

- Vấn đề cũ: sau một khoảng thời gian đủ dài, $\alpha \rightarrow 0$ các vật sẽ có xu hướng cđ đều, và ta hoàn toàn có thể tính được vận tốc của chúng.

Topic chả có mem 10 vào chém gì nhỉ. Vấn đề này anh em có thể chém tiếp, tớ đưa ra chủ đề mới như sau:
------------------------------------------------
Đây là câu 10đ trong đề thi chuyên đề kì 1 ở trường tớ.

Bài 2: Cho con lắc đơn $(m, l)$. Khi vật đang ở VTCB thì đặt thêm 1 điện trường đều có $\vec E$ có phương nằm ngang. Hỏi vị trí cao nhất mà vật lên được là bao nhiêu???

(Mình bị troll nên mất sống 0,5đ)
 
N

nguyenkm12

- Đương nhiên là không cân bằng rùi đơn giản là để cho vật M đứng yên thì mỗi dây hai bên phải tạo một lực kéo ít nhất là mg và có chiều ngược chiều với chiều của gia tốc trọng trường nhưng mà do lực kéo luôn tạo với phương thẳng đứng một góc $ \neq 0 $ nên lực kéo dây không bao giờ đủ :D
- Nếu vật không bao giờ dừng lại thì sao tính được một vận tốc mang giá trị cố định và có tính đều được bạn ??? :|

Phương pháp suy luận thần chưởng của ta bắt đầu :D
- Cái câu đề thi của bạn mang 2 hàm ý như sau =))
+ Lừa bá đạo =)) : Điện trường không tác dụng vào con lắc nên nó không chuyển động (thường thì mình chỉ thấy electron hoặc ion chuyển động trong điện trường thui :D )
+ Lừa cảm giác :p : suy đoán ban đầu là coi như điện trường như một cái vecto lực làm cho nó chuyển động lên cao dần và sẽ lên vị trí cao nhất $ 2l $ (lấy mốc từ vị trí ban đầu) nhưng khi đi đến vị trí $ l $ thì gặp phải một trở ngại đó là điện trường đều nó tác dụng các lực song song nên khiến nó đứng yên cho dù vật có đi lên được một đoạn quá $ l $ đi nữa thì lúc này lực tác dụng vào con lắc lại khiến nó đi xuống chứ không phải đi lên nên khi cân bằng thì ví trí cao nhất là $ l $
P/s nói thiệt với bạn là mình cũng không hiểu nữa đề đưa không đầy đủ gì cả nếu giả sử lực điện trường lớn + khối lượng con lắc lớn thì tác động vào nó quay vòng do quán tính thì sao mà biết được vị trí cao nhất nhỉ =))
 
C

congratulation11

Ôi chớt, bổ sung vào đề một ý: vật m được tích điện, $q=2.10^-4\ C$

Còn câu hỏi của mình bạn cứ suy nghĩ, tối nay mình sẽ post đáp án nhé!
 
N

nguyenkm12

ý của mình vẫn không đổi nó đạt được độ cao cao nhất là $ l $ so với ban đầu nhưng mình không hiểu cho số liệu làm gì cả :|
______________________________________________________________________________________
 
C

congratulation11

Mình viết lại đề cho rõ ràng vậy nhé!

Bài 2: Cho một con lắc đơn, quả nặng có khối lượng m, được tích điện q+. Khi đang cân bằng thì đặt thêm 1 điện trường đều $\vec E$ vào nơi treo con lắc. Hỏi độ cao lớn nhất mà con lắc lên được là bao nhiêu?
 
C

congratulation11

Mình nghĩ topic này tào lao quá rồi. Nếu không ai có ý kiến gì mình xin khóa lại.

>>> <<<
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom