Vào nhà ngục quảng đông cảm tác

T

tiendat_no.1

J

junkjka_a1_pltn

bạn có thể ghi lại cho mình bài thơ được không mình sẽ viết giúp bạn. Vì bài này học từ năm trước nên không nhớ gì hết cả nhưng đã học qua rồi nên mình có thể giúp bạn được
 
M

maruco369

Mik có một bài nè^_^
nghe cũng hay hay nên mình post cho bạn đọc thử.
Nhớ thanks mình nha^_^

Phan Bội Châu (1867- 1940) là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn của dân tộc ta trong đầu thế kỉ XX. Ông là một nhà văn, nhà thơ lớn, có sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Tuy sự nghiệp cứu nước, cứu đời của ông không thành công nhưng ông đã để lại cho đời tấm gương sáng về tinh thần yêu nước với nhiều tác phẩm hay. Tiêu biểu là bài thơ VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC được sáng tác vào năm 1914.
Bằng thể thơ "thất ngôn bát cú Đường luật" cổ điển với những ý thơ tuyệt tác, Phan Bội Châu đã viết lên bài thơ này để tỏ rõ tấm lòng yêu nước sâu nặng.
"Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù."
Hai câu đề này nói về tư thế của nhà thơ.Với nghệ thuật điệp từ "vẫn là" để thể hiện khí phách bất khuất: tuy vào tù nhưng vẫn không hề run sợ. Ông coi chốn ngục tù cũng chỉ là chốn dừng chân khi đã đi mỏi chân. Tuy nằm giữa sự sống- cái chết nhưng Phan Bội Châu vẫn không hề bận tâm.
Đến với hai câu thực:
"Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu."
Ta lại cảm thấy ở đây giọng trầm lặng, hơi man mác buồn. Trong thời gian hoạt động cách mạng ở Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan, ông không hề có một sự chở che, bao bọc nào; đi đâu cũng bị bắt bớ, săn đuổi. Phan Bội Châu không chỉ đau xót thân mình chịu khổ mà còn đau vì mất nước.
Tiếp tục đến với hai câu luận:
"Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù."
Bằng nét bút khoa trương, ta cảm nhận thấy ở đây: Sào Nam không phải là một người anh hùng nữa mà là một người khổng lồ. Với động từ "bủa", ta thấy rõ tình yêu nước của ông, muốn mở rộng vòng tay để ôm lấy sự nghiệp cứu nước, cứu đời.
Kết bài là hai câu kết:
"Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp,
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu."
Như khẳng định một lần nữa tư thế hiên ngang, bất khuất của bậc quân tử. Ngục tù, nguy hiểm không thể chặn con đường cứu nước của nhà cách mạng.
Có thể nói, bằng thể thơ cổ điển Trung Hoa với tinh thần yêu nước sâu nặng, Phan Bội Châu đã viết lên áng thơ tuyệt tác đầy vẻ lạc quan, yêu đời.
Hình như bài này hơi lủng củng, trong lúc làm bạn nên chỉnh sửa một chút.
 
Last edited by a moderator:
T

tiendat_no.1

cảm ơn bạn !! mình thấy bài trên như là phân tích bài thơ này ấy !!
m` còn đề này nữa:
Qua hai bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác và Đập đá ở Côn Lôn , em hãy trình bày lại những cảm nhận của mình về vẻ đẹp hào hùng , lãng mạn của hình tượng nhà nho yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX ..
_______________________
.............. :)
 
P

p3b3o_091098

Cuộc đời cách mạng gian nan sẽ có khi "lỡ bước" nhưng hai vị anh hùng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại coi đó như một phút nghỉ chân hay đang thử thách bản thân qua 2 tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".Bước vào hai câu đầu cho ta thấy tư thế hiên ngang mạnh mẽ của con người khi đứng trước những nhọc nhằn của nhà tù . Tuy chịu muôn vàn khó khăn nhưng ng` anh hùng kô chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, họ đứng cao hơn mọi sự đầy đọa của kẻ thù . Bốn câu cuối khẳng định 1 lần nữa sự ngang tàng, phong lưu của tác giả . Nhưng trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông lại khác " trong cái vẻ lẫm liệt đó là sự nhận tội, hối hận của nhà văn khi chưa giải cứu được đất nước . Đặt mình trong thử thách gian nan đã khiến cho con người trở nên bền bỉ, dẻo dai, càng khẳng định ý trí chiến đấu cách mạng của "những kẻ vá trời" này
 
Last edited by a moderator:
N

nicuter110

Trả lời nèk

Ai bík bài "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" thì nói cho mìnk bík nội dung nha. Thanks các pạn nha.
 
Top Bottom